NGƯỜI QUẢN LÝ GIỎI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

Người quản lý giỏi

Những phẩm chất cơ bản của người quản lý giỏi được xác định thông qua việc họ thật sự đã tạo ra hiệu quả như thế nào ở công việc và phát triển đội ngũ. Phát triển song song được cả hai yếu tố ấy là người quản lý giỏi. Vậy cần làm gì để trở thành quản lý giỏi?

Quản lý là gì?

Quản lý là phát huy tối đa nguồn lực có sẵn để đạt được mục tiêu đề ra.

Nguồn lực được chia thành 5M như sau: Money (Tiền), Machine (Thiết bị), Material (Tài liệu), Man (Con người), Method (Phương pháp).

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một nhà quản lý giỏi. Trong đó việc không ngừng truyền cảm hứng để nhân viên thực hiện tốt công việc và giữ lòng trung thành là yếu tố vô cùng quan trọng. Dưới đây là các phong cách lãnh đạo 4B phổ biến nhất hiện nay:

Quản lý không quan tâm kết quả và đội ngũ

Sếp không quan tâm kết quả công việc và đội ngũ nhân viên thật sự là một người quản lý “tồi”. Đối với người quản lý này họ đang trong trạng thái “Buông bỏ”. Dẫn đến kết quả tệ hại như trên sếp thường đã dùng sai phương pháp quản lý.

Nhà quản trị có thể đã không hiểu rằng nhân viên rất cần đến người dẫn dắt họ khi không tự giải quyết được vấn đề. Nhiều sếp thường quên theo dõi tiến độ công việc vì cho rằng điều đó không thật sự quan trọng, hoặc đã có người khác làm thay mình. Kiểm soát được vấn đề đang diễn ra trong tổ chức là một trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị.

Từ việc sai phương pháp quản trị, nhà quản lý sinh ra tâm lý “Buông bỏ”, dẫn đến kết quả công việc bị đình trệ, đội ngũ nhân viên không có động lực làm việc. Lời khuyên tốt nhất người quản trị hãy luôn vạch ra mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, luôn quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ.

Người quản lý tồi
Người quản lý tồi là người như thế nào?

Quản lý quan tâm kết quả – không quan tâm đội ngũ

Người quản trị ở nhóm này chỉ nhìn kết quả công việc nhưng không quan tâm đến đội ngũ,  nhóm này có thể được hình dung bằng hai từ “Bóc lột”. Quản lý cố gắng khai thác hết tối đa giá trị của nhân viên mà không có phần thưởng xứng đáng dành cho họ. Đây là nhóm quản trị phổ biến nhất hiện nay.

Người quản lý dễ dàng bị cuốn vào công việc mà quên dành thời gian cho đội ngũ. Nếu quản lý không có mặt khi nhân viên cần đến, họ sẽ không nhận được sự hỗ trợ cũng như chỉ dẫn cần thiết để hoàn thành mục tiêu. Từ đó động lực làm việc của nhân viên cũng bị sụt giảm.

Giải pháp cho nhóm quản lý này là hãy đưa vào lịch làm việc của bạn những khoảng thời gian dành riêng cho nhân viên, và học cách tích cực lắng nghe đội ngũ của mình. Quản lý cần trau dồi phát triển trí tuệ xúc cảm để có thể nhận biết những nhu cầu của đội ngũ, và dành ra một khoảng thời gian nhất định.

Các nhà quản lý giỏi hãy xem nhân viên như tài sản, sau đó dành thời gian để đóng góp vào sự trưởng thành và phát triển của họ.

Người quản lý nên tạo động lực cho nhân viên
Quản lý nên biết tạo động lực cho nhân viên

Xem ngay: Top 5 cách tạo động lực cho nhân viên

Quản lý quan tâm đội ngũ – không quan tâm kết quả

Có rất nhiều nhà quản lý cố gắng xây dựng mối quan hệ thân thiện với nhân viên dẫn đến cấp dưới quá thoải mái, không có áp lực khi làm việc. Đây là nhóm quản lý có thể được hình dung bằng 2 từ “Bao bọc”.

Xây dựng mối quan hệ tin tưởng với nhân viên là việc nên làm nhưng phải có giới hạn. Nhân viên sẽ thấy rất thoải mái khi làm việc cùng sếp mà họ có mối quan hệ tốt. Nhưng điều này dẫn đến nhân viên quên đi mục tiêu cố gắng trong công việc, trở nên dễ chấp nhận với kết quả đạt được.

Quản lý nên tránh sai lầm này bằng cách thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART. Hãy định hướng đường đi cho đội ngũ, và chi tiết hóa các nguồn lực khả dụng, có thời gian, chế độ thưởng phạt rõ ràng. Ngoài ra, hãy áp dụng các nguyên tắc quản lý theo mục tiêu để sắp xếp định hướng đội ngũ nhất quán với cả tổ chức.

Quản lý nên thiết lập mục tiêu dài hạn
Quản lý nên thiết lập mục tiêu dài hạn

Bài viết: 5 kỹ năng giúp quản lý nhân viên tối ưu hiệu suất làm việc

Quản lý quan tâm đội ngũ và kết quả

Đây là nhà quản lý “Bền vững”. Người quản lý quan tâm cả kết quả và đội ngũ nhân viên sẽ tạo nên sự phát triển lâu dài cho tổ chức.

Nếu chỉ quan tâm công việc, người quản lý sẽ thu được kết quả trong thời gian ngắn, nhân viên dần rời khỏi tổ chức. Còn nếu chỉ quan tâm đội ngũ, quản lý sẽ không thu được kết quả tốt cho doanh nghiệp. Chính vì vậy để phát triển bền vững nhà lãnh đạo giỏi không được bỏ qua một trong hai điều trên.

Các sếp phải biết đặt ra mục tiêu phát triển lâu dài, phải có cái nhìn toàn cảnh, bao quát nhất về công ty, về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ đó sắp xếp quản lý phân bổ công việc đúng người và chức năng.

Quản lý bền vững
Quản lý bền vững là người quản lý tài ba

Bài viết liên quan: Kiến tạo ngôi nhà quản lý bền vững

Người quản lý giỏi là người như thế nào?

Đúc kết từ 4 phong cách phổ biến bên trên, nhà quản lý giỏi cần làm tốt 2 nhiệm vụ sau: hoàn thành mục tiêu và phát triển nhân viên để đáp ứng các kế hoạch dài lâu.

Đầu tiên để tạo được kết quả công việc nhà quản lý cần thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ. Với PLOC, những vai trò cốt lõi như sau: Planner – Người lập kế hoạch, Leader – Người dẫn dắt, Organizer – Người tổ chức & Controller – Người kiểm soát.

Kế đến là phát triển nhân viên bằng cách đào tạo (Training) – nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ. Làm được điều này quản lý không cần dành nhiều thời gian cho việc giám sát, thúc ép nhân viên làm việc. Thay vào đó là tạo động lực, phản hồi và gia tăng động lực cho họ, công việc sẽ đạt được kết quả cao.

Tóm lại, nhà quản lý bền vững nên đặt ra mục tiêu dài hạn, tập trung ưu tiên phát triển nhân viên, giúp họ tìm ra động lực phấn đấu, đạt được kết quả cao trong công việc.

Nội dung bên trên viết về chủ đề người quản lý giỏi, đúc kết từ khóa học Leadership – Coaching Skills For Manager. Mong rằng đó là nội dung hữu ích dành cho bạn.