Kiến tạo ngôi nhà quản lý bền vững | ECOO x VMP Academy

Tương tự như quá trình xây dựng ngôi nhà với các tầng từ thấp lên cao, bài viết cung cấp lộ trình phát triển của một “nhà quản lý bền vững”.

Đây là dự án đào tạo UMM – “Kiến tạo đội ngũ quản lý bền vững” được VMP Academy thiết kế theo nhu cầu của ECCO. 

Vai trò và nhiệm vụ của nhà quản lý bền vững

Trước khi là một nhà quản lý, bạn từng là nhân viên nổi bật và được biết đến như một chuyên gia trong lĩnh vực bản thân đang đảm nhận. Tuy nhiên, mọi sự đóng góp của bạn dành ra cho công ty chỉ mang tính chất cá nhân. Trong khi đó, với vị trí quản lý, kết quả đội nhóm mới chính là kết quả của bạn, và sự thành công của nhân viên cũng là thành công của một nhà quản lý tài năng.

Cụ thể, nhà quản lý bền vững sẽ có 2 nhiệm vụ cần hoàn thành: đạt kết quả kinh doanh và phát triển đội nhóm bền vững. Chính vì thế, thay vì trực tiếp thực hiện công việc chuyên môn, bạn cần phải lãnh đạo nhân viên của mình hoàn thành chỉ tiêu mà công ty đề ra. 

Và để thực hiện hai nhiệm vụ trên, bạn cần nắm rõ 4 vai trò của nhà quản lý gồm: Người lập kế hoạch, Nhà lãnh đạo đội nhóm, Người tổ chức – triển khai – vận hành, Giám sát tiến độ –  điều chỉnh liên tục.

Trên đây là nền móng “vững vàng” của nghề quản lý, tiếp theo sẽ là hành trình xây dựng “tứ trụ” nâng đỡ căn nhà với mô hình P.LOC. 

Trụ cột thứ nhất – Planning: Năng lực lập kế hoạch

Sở hữu năng lực lập kế hoạch tốt sẽ giúp nhà quản lý cấp trung dễ dàng “dẫn lối” cho đội nhóm thực thi công việc và đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Bên cạnh đó, bản kế hoạch hoàn chỉnh và xuất sắc phải liên kết được với tầm nhìn chiến lược của công ty và phù hợp với năng lực của nhân viên. Đây cũng là cách để nhà quản lý khẳng định được vị trí bản thân và trở thành “tấm gương” của  nhân viên.

Để có thể hoạch định và lên kế hoạch cho công việc tốt nhất, bạn có thể áp dụng mô hình PDCA  – trong đó P: Plan – lập kế hoạch, D: Do – thực hiện, C: Check – Kiểm tra, A: Action – điều chỉnh

Trụ cột thứ hai – Leading: Năng lực lãnh đạo

Sự khác biệt giữa một nhân viên và một quản lý là quyền lực, đi kèm với trách nhiệm và đãi ngộ mà hai nhóm người này nhận được. Vì thế, năng lực lãnh đạo giỏi cho phép nhà quản lý sử dụng quyền lực của mình tác động đến người khác để tạo ra kết quả bản thân mong muốn, đồng thời nhận được sự tín nhiệm của cấp trên.

Để nâng cao năng lực và trở thành nhà quản lý bền vững, bạn cần thường xuyên đánh giá bản thân để trở nên tốt hơn. Bạn có thể sử dụng Mô hình 04 cấp độ đánh giá năng lực quản lý để tự đối chiếu, so sánh, từ đó đưa ra những điều chỉnh thích hợp.

Cấp độ 1: Hoàn thành công việc cơ bản. 

Cấp độ 2: Giúp nhân viên phát triển năng lực.

Cấp độ 3: Tự cải thiện bản thân.

Cấp độ 4: Đạt được sự thành công.

Trụ cột thứ ba – Organizing: Năng lực tổ chức và thực thi:  

Một trong những nguyên nhân khiến quản lý thất bại trong việc điều hành nhân viên đó là không biết cách tổ chức và thực thi công việc. Sở hữu năng lực vận hành tốt sẽ giúp nhà quản lý bền vững tiết kiệm thời gian, công sức và thích ứng nhanh trong thời đại sáng tạo, thay đổi liên tục.

4 Lưu ý để có khả năng giao việc và tổ chức công việc hiệu quả cho nhân viên là:

Giao việc đúng người: xem xét từng cá nhân có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ nào.

Giao việc đúng cách: có kỹ năng giao tiếp và truyền tải công việc để nhân viên hiểu đúng nhiệm vụ của họ.

Giao việc đúng thời điểm: đảm bảo đội nhóm đã đủ trình độ phụ trách.

Có thể bạn quan tâm: GIAO VIỆC HIỆU QUẢ VỚI POST C +

Trụ cột thứ tư – Controlling: Năng lực giám sát 

Trụ cột thứ tư là khả năng giám sát, kiểm soát và đánh giá kết quả đội nhóm. Nhà quản lý cần phải đảm bảo rằng nhân viên đã làm được việc hay chưa, khó khăn của họ là gì và làm thế nào để hỗ trợ họ làm tốt hơn. Đây cũng là cơ hội để bạn phát hiện được những năng lực tiềm ẩn của nhân viên, đồng thời, giải quyết các xung đột hoặc vấn đề xảy ra trong nội bộ. 

Việc theo dõi cũng mang lại cho quản lý hai lợi ích chính đó là: công việc diễn ra đúng tiến độ và đúng với kế hoạch đã triển khai.

Mái nhà bền vững – Năng lực đào tạo và phát triển con người

Ý nghĩa của cụm từ “đội ngũ bền vững” là khi bạn có thể kiến tạo những người kế thừa cho vị trí của bạn. Sẽ ra sao nếu nhà quản lý ngày càng phát triển, ngày càng đạt được vị trí cao hơn, nhưng lại không có nhân viên đủ năng lực điền vào chỗ trống bạn bỏ lại. Nó giống như việc các trụ cột trong ngôi nhà bị mối đục nhưng bạn vẫn cố xây nó lên cao hậu quả cuối cùng là ngôi nhà cũng sẽ sụp đổ.

Chính vì vậy, để đào tạo đội ngũ và trờ thành nhà quản lý bền vững, bạn cần rèn luyện 3 kỹ năng chính:

Năng lực đào tạo (Training): Đảm bảo nhân viên “hiểu và làm được”

Năng lực huấn luyện và kèm cặp (Coaching & on the job training): Sử dụng những kỹ thuật đặt câu hỏi, gợi ý, từ đó giúp nhân viên tự tìm ra phương án giải quyết trên công việc.

Năng lực phản hồi và truyền động lực (Feedback & Motivation): Động viên và đồng hành cùng nhân viên trên con đường phát triển bản thân.

Có thể bạn quan tâm: KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN VÀ KÈM CẶP LÀ GÌ?

Kết luận về kiến tạo nhà quản lý bền vững

Quản lý là một  “nghề” và để làm tốt nghề này, bạn cần phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của một nhà quản lý cấp trung. Hy vọng với bài viết này, VMP Academy sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích giúp bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Nội dung được trích từ dự án UMM thiết kế riêng theo nhu cầu của ECCO – nhãn hiệu giày hàng đầu thế giới. Được thành lập từ năm 1963 và có điểm bán lẻ ở 87 quốc gia, ECCO mong muốn nâng cao đội ngũ nhân viên, đặc biệt là phù hợp với thị trường doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì thế, ECCO đã đặt niềm tin vào học viện đào tạo VMP và cùng nhau xây dựng thành công dự án UMM – “Kiến tạo đội ngũ quản lý bền vững”.