Hiện nay, có rất nhiều mô hình giúp nhà quản lý huấn luyện nhân viên hiệu quả. Cụ thể, chúng tôi đã chia sẻ “top 5 coaching framework” được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp hàng đầu.
Tại bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào mô hình huấn luyện CLEAR, nhằm giúp bạn ứng dụng hiệu quả và linh hoạt trong quá trình coaching nhân viên.
Nội dung bài viết:
Mô hình huấn luyện nhân viên CLEAR là gì?
Mô hình huấn luyện CLEAR được phát triển bởi Peter Hawkins trong cuốn sách Creating a Coaching Culture do Peter Hawkings vào những năm 80. Bao gồm các giai đoạn: Xác định mục tiêu huấn luyện, Lắng nghe tích cực, Đặt câu hỏi khai thác thông tin, Lựa chọn phương án hành động, Đánh giá toàn bộ cuộc.
CLEAR là phương pháp huấn luyện được thiết kế để giúp nhân viên thay đổi lâu dài, dựa trên các hành vi, quan niệm và tư duy mới. Thay vì chỉ giúp họ đạt mục tiêu thông qua việc tìm giải pháp như các mô hình GROW, FUEL hay OSKAR. Mô hình này dựa trên câu hỏi, truyền đạt theo cách trò chuyện và thường được sử dụng trong huấn luyện các nhân viên tiềm năng. Các buổi huấn luyện CLEAR thường kéo dài 45-60 phút.
Tóm lại: CLEAR giúp nhân thay đổi hành vi nhanh chóng, dựa trên 5 bước:
- Lập mục tiêu;
- Lắng nghe;
- Khai thác thông tin;
- Hành động;
- Đánh giá kết quả.

1. Contract – Thiết lập mục tiêu huấn luyện nhân viên
Để thiết lập không khí cho cuộc trò chuyện, nhà quản lý nên hỏi nhân viên về mong muốn của họ. Bước này còn được gọi là Hợp đồng, cho phép cả hai người tham gia hình dung mục tiêu và cam kết thực hiện. Lưu ý, hãy thiết lập phạm vi huấn luyện cụ thể, và đặt ra các quy tắc cơ bản, ví dụ: phương pháp huấn luyện, thời gian, cách tiếp cận, nội dung chia sẻ,…
Các câu hỏi mẫu tại bước này là: Mục tiêu của cuộc thảo luận là gì? Bạn hình dung kết quả thành công như thế nào? Bạn muốn chúng ta đạt được gì sau ngày hôm nay?
Tóm lại, các thông tin cần khai thác là:
- Mục tiêu;
- Thời gian huấn luyện;
- Cách tiếp cận.
2. Listen – Lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của Mô hình Huấn luyện CLEAR. Mục đích của bước này là để nhân viên chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của họ. Nhà quản lý nên đặt nhiều câu hỏi cảm xúc để tạo cảm giác gần gũi và khuyến khích cuộc trò chuyện.
Trong quá trình chia sẻ, nhân viên rất dễ xúc động hoặc có trạng thái tiêu cực. Vì vậy, nhà quản lý cần ngắt lời đúng lúc, tránh trường hợp lạc đề. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên xác nhận lại thông tin, nhằm hiểu đúng nội dung mà nhân viên truyền tải.
Các câu hỏi ví dụ sử dụng trong bước Lắng nghe của Mô hình CLEAR: Bạn cảm thấy thế nào? Bạn đã từng trải qua điều gì trước đây? Có phải ý của bạn là…, tôi hiểu có đúng không?
Tóm lại, lắng nghe tích cực cần:
- Đặt câu hỏi cảm xúc;
- Xác nhận lại thông tin;
- Dừng câu chuyện đúng lúc.
3. Explore – Khai thác khó khăn
Đây là lúc khai thác những quan điểm và khó khăn của nhân viên. Bằng cách đặt những câu hỏi chuyên sâu, nhà quản lý có thể hướng cuộc thảo luận đến mức độ chi tiết hơn. Lưu ý, những câu hỏi này chỉ tập trung vào mục tiêu đã đề cập tại bước đầu.
Khi bạn khám phá tình huống, hãy đảm bảo kết hợp 7 dạng câu hỏi coaching. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn vừa thu thập thêm thông tin, vừa giúp nhân viên suy nghĩ về những điểm cần cải thiện. Mục tiêu sau giai đoạn này là xác định những gì cần thay đổi và phương hướng giải quyết.
Tóm lại, bạn cần khai thác những thông tin sau:
- Khó khăn của nhân viên
- Kết hợp 7 dạng câu hỏi
- Xác định giải pháp
4. Action – Xác định hành động.

Trong giai này, hãy thỏa thuận về điều nhân viên cần thay đổi. Cụ thể, nhà quản lý cần dựa trên những điều nhân viên chia sẻ, từ đó dẫn dắt họ lựa chọn hành động cần thực hiện ngay coaching. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy tôn trọng vì được lắng nghe trọn vẹn.
Quan trọng hơn, nhà quản lý cần tạo một không gian an toàn để nhân viên tự do luyện tập các hành vi mới. Thực hành là điều cần thiết để tạo thành một thói quen. Bên cạnh đó, việc đặt câu hỏi phù hợp cũng giúp nhân viên cảm thấy động lực tích cực.
Các câu hỏi mẫu: Bước đầu tiên bạn nên làm là gì? Những phương án nào có sẵn? Có phương án nào tốt hơn không? Việc thực hành thường xuyên có khiến bạn thoải mái không? Điều gì khiến bạn cảm thấy tự nhiên hơn?
Tóm lại, giai đoạn này cần:
- Chọn hành động cần thay đổi;
- Tạo không gian thực hành;
- Động viên.
5. Review – Đánh giá sau buổi huấn luyện nhân viên.
Trước khi kết thúc cuộc huấn luyện nhân viên, nhà quản lý cần soát lại những điểm chính. Điều này giúp hai bên suy ngẫm xem các mục tiêu nêu trong bước đầu tiên có đáp ứng hay không. Nếu không, thì nên quay lại.
Bước Review cũng là lúc nhà quản lý dẫn dắt nhân viên đánh giá những điều tốt và những gì cần thay đổi cho buổi coaching tiếp theo. Đặc biệt, phản hồi của nhân viên sẽ là cơ sở đánh giá sự thành công của buổi huấn luyện.
Tóm lại, nhà quản lý cần:
- Rà soát các điểm chính;
- Lắng nghe nhân viên phản hồi.
Tạm kết về mô hình CLEAR – phương pháp huấn luyện nhân viên hiệu quả.
Trên đây là thông tin chi tiết về mô hình CLEAR – một trong những coaching framework nhằm huấn luyện nhân viên hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ ứng dựng thành công.
Theo dõi chúng tôi để biết thêm về các kỹ thuật huấn luyện và kèm cặp nhân viên hiệu quả.