Bất cứ một nhà quản lý nào cũng đều phải sử dụng kỹ năng phản hồi (feedback) nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá công việc với nhân viên, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Đặc biệt đối với các bạn nhân viên thế hệ Z – những người sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để bạn biết cách phản hồi hiệu quả và những mẹo hay xoay quanh kỹ năng này.
Nội dung bài viết:
Phản hồi là kỹ năng quan trọng bậc nhất trong quản trị nhân sự GEN Z
Gen Z (1996 – 2010) là thế hệ các bạn trẻ có thể làm việc độc lập, tự hoạch định mục tiêu, coi trọng việc tương tác trực tiếp, thích đổi mới bản thân. Chính vì TƯ DUY và CÁCH làm việc khác biệt với những thế hệ trước (X và Millennials) khiến Manager khó có thể quản trị nhân sự Gen Z một cách hiệu quả.
Thế nhưng một trong những thói quen dễ nhận thấy nhất ở các bạn nhân viên Gen Z, đó là họ tự tin, chủ động học hỏi và không ngại thất bại. Và đây là điểm nhà quản lý có thể sử dụng Kỹ năng phản hồi như một cách để quản trị họ cũng như giúp thế hệ này phát triển bản thân.
Thế hệ Z luôn khao khát phát triển bản thân và họ cần một người có thể đưa ra phản hồi (tích cực và tiêu cực) giúp họ nhìn nhận vấn đề, tự tìm ra cách làm tốt hơn. Vì vậy, phản hồi thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Các nhà quản lý cần biết rằng đã qua rồi cái thời tổ chức các buổi nhận xét sáu tháng hay một năm. Thế hệ Z muốn bản thân tiến bộ hàng ngày và để đạt được điều đó họ cần Feedback thường xuyên.
Muốn phản hồi hiệu quả, cần dùng đúng công thức!
Như đã nói, Gen Z rất cần những phản hồi trực tiếp với nhà quản lý hoặc các đồng nghiệp giúp họ có thể nhận ra những điểm đã tốt và cần được cải thiện. Để giúp nhà quản lý có cách thức phản hồi cụ thể và chi tiết nhằm phát triển nguồn nhân sự đầy triển vọng này, VMP chia sẻ đến các Manager mô hình EDIC.
EDIC là một mô hình viết tắt bởi 4 bước: E (Explain – Giải thích); D (Demonstrate – Minh họa); I (Implement – Thực hiện); C (Consolidate – Đánh giá).
E: Explain – Giải thích
Đến với bước đầu tiên, nhà Quản lý giải thích và cung cấp thông tin về nhiệm vụ của Nhân viên thông qua việc đặt ra 04 câu hỏi: Tại sao làm? Làm gì? Làm khi nào? Làm như thế nào?
Hãy để nhân viên tự trả lời 4 câu hỏi này trước. Nếu như họ chưa thể trả lời hoặc đưa ra lời giải đáp không đúng, nhà quản lý nên gợi ý thay vì đưa ra đáp án.
D: Demonstrate – Minh họa
Tiếp theo, nhà Quản lý thực hiện mẫu cho Nhân viên quan sát. Điều này cung cấp bức tranh tổng quan cho Nhân viên và hiểu rõ thao tác để hoàn thành. Vừa thực hiện các bước, nhà Quản lý nên nhấn vào những điểm quan trọng. Nếu không thể “tự tay” minh họa, hãy nhờ những nhân viên lâu năm có thể làm điều đó.
I: Implement – Thực hiện
Tới bước này, Nhân viên phải thực hành những gì vừa minh họa dưới sự giám sát của Quản lý. Trong quá trình này, việc chỉnh sửa liên tục (nếu có sai sót xảy ra) là rất quan trọng. Tuyệt đối, Nhà quản lý không chỉ nhắc nhở rồi bỏ qua, hãy đợi cho đến khi Nhân viên “tự tay” sửa sai mới đến những bước tiếp theo.
C: Consolidate – Đánh giá
Sau khi đảm bảo “tay nghề” của Nhân viên đã đạt mức như kỳ vọng, nhà Quản lý hãy đưa ra bài đánh giá tổng quan. Bài đánh giá này bao gồm phần nội dung và lợi ích của quá trình huấn luyện, phản hồi vừa diễn ra. Sau cùng, hãy thông báo cho Nhân viên rằng họ đã đủ “điều kiện” mà không có bất kỳ sai sót nào sẽ phát sinh.
Lưu ý, những sai sót vẫn có thể diễn ra sau quá trình huấn luyện, nhà quản lý cần giám sát và sử dụng kỹ năng phản hồi để kịp thời đánh giá cũng như giúp nhân viên nhận ra những lỗi đang mắc phải.
Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp quản lý của mình cùng với một tập thể nhân sự trẻ đầy tài năng, hãy xem qua Đỉnh Cao Của Nghề Quản Lý Là “Phát Triển Nhân Viên Và Giữ Chân Nhân Tài”
Mẹo hay để phản hồi cho nhân viên GEN Z
Là thế hệ rất thích giao tiếp với mọi người và luôn hướng đến những cuộc trao đổi ngắn nhưng đồng thời cũng mang đến giá trị cao cho mình. Chính vì thế, nhà quản lý phản hồi với Gen Z nên thẳng thắn đi vào vấn đề. Họ muốn bạn cung cấp sự thật để nhìn nhận điểm tốt và điều thiếu sót của công việc.
Khi tiếp nhận sự việc, phụ thuộc vào tính chất của chúng, nhà quản lý đưa ra phản hồi. Tuyệt đối, nhà quản lý không được để nhân viên đã sai quá nhiều mới “chữa cháy”. Cũng như đừng để sự việc bị trôi vào quên lãng bởi những mối quan tâm khác. Nếu quá bận, nhà quản lý có thể hẹn một thời điểm khác trong ngày hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên khác.
Nếu trong trường hợp, nhà quản lý không thường xuyên làm việc với nhân viên đó, nhưng họ có mong muốn nhận phản hồi từ mình. Nhà quản lý hãy dựa vào lời đánh giá của những người thường xuyên làm việc với họ để đưa ra phản hồi. Điều này giúp nhà quản lý đưa ra phản hồi chuẩn xác và thực tế hơn những điều tự mình suy đoán dựa trên kinh nghiệm bản thân.
Cung cấp cho thế hệ Z những feedback sẽ giúp họ học được nhiều hơn trong quá trình làm việc. Nhà quản lý có thể sử dụng kỹ năng phản hồi như một cách huấn luyện nhân viên để giúp họ phát triển bản thân. Từ đó giúp bạn tạo ra nguồn nhân lực lớn mạnh hơn.
Xem thêm bài viết: Muốn Phê Bình Nhân Viên Hiệu Quả Hãy Nắm 06 Nguyên Tắc!