05 PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GIÚP QUẢN LÝ “NHÀN” HƠN

phát triển nhân viên

Nắm trong tay các phương pháp phát triển nhân viên đúng cách giúp nhà quản lý trở nên “nhàn” hơn khi điều hành đội ngũ nhân sự đầy tiềm năng. Phát triển nhân viên có ý nghĩa quan trọng vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn trở thành lời cam kết của nhà quản lý về việc tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ cấp dưới.

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để sưu tầm cho mình những phương pháp phát triển nhân viên hữu ích bạn nhé!

Áp dụng điểm mạnh cá nhân vào mục đích chung

Áp dụng điểm mạnh để hoàn thành mục tiêu chung
Áp dụng điểm mạnh để hoàn thành mục tiêu chung

Mỗi cá nhân trong tổ chức đều có những điểm mạnh riêng khác nhau. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ điểm mạnh của bản thân. Nhà quản lý nên giúp nhân viên hiểu được thế mạnh của mình và những người cùng đội nhóm. Khi mọi người hiểu rõ năng lực, điểm mạnh của nhau thì có thể cùng thảo luận để đánh giá và xem xét áp dụng như thế nào vào từng công việc, nhiệm vụ cụ thể.

Hãy phân chia công việc dựa trên điểm mạnh của nhân viên bằng cách bố trí từng vị trí phù hợp với mỗi thành viên trong đội nhóm. Việc này nhằm tạo điều kiện để đội ngũ của bạn phát huy điểm mạnh và tận dụng tối đa sức mạnh tập thể. Áp dụng điểm mạnh cá nhân vào công việc chung của tổ chức sẽ mang đến sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp và nâng cao khả năng nghiệp vụ của mọi người.  

Tăng năng suất khi được truyền động lực và cảm hứng

Động lực chính là mấu chốt giúp nhân viên gặt hái thành công bằng cách hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Khi quản lý truyền động lực đến nhân viên sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự gắn kết của họ, tăng hiệu suất và sự sáng tạo trong công việc. Với vai trò là quản lý, bạn không chỉ giữ động lực cho bản thân mà còn phải biết cách truyền động lực đến nhân viên của mình.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhà quản lý cần hiểu rõ động lực là gì và cách mà nó vận hành. Động lực và cảm hứng của nhân viên thường đến từ người quản lý trực tiếp của họ. Có rất nhiều cách để người quản lý truyền động lực và cảm hứng cho nhân viên. Tham khảo thêm 04 “tuyệt chiêu” động viên nhân viên dành cho quản lý chuyên nghiệp.

Khai phá tiềm năng bằng huấn luyện

Thường xuyên đặt câu hỏi nhằm nâng cao tư duy
Thường xuyên đặt câu hỏi nhằm nâng cao tư duy

Trong các phương pháp phát triển nhân viên, không thể không đề cập đến huấn luyện. Đây chính là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để phát triển năng lực của cá nhân hay đội ngũ. Quá trình huấn luyện giúp người quản lý khai phá tối đa tiềm năng của nhân viên. Nhà quản lý cần có khả năng nhìn ra những điều tốt đẹp nhất của nhân viên và khuyến khích họ đưa ra quyết định để cải thiện cuộc sống.

Trong suốt quá trình huấn luyện, người quản lý không đưa ra những gợi ý mà liên tục đặt câu hỏi để khơi gợi suy nghĩ nhằm nâng cao tư duy cá nhân. Để làm được điều này, nhà quản lý phải có kinh nghiệm, các kỹ năng cần thiết liên quan đến phản hồi, theo dõi và hỗ trợ kịp thời. Một nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện là không có sự chỉ trích hay phán xét mà chỉ tập trung phát triển tiềm năng, hướng đến tương lai.

Giao nhiệm vụ đi kèm với trách nhiệm

Bên cạnh những phương pháp trên, giao nhiệm vụ và trách nhiệm cho cấp dưới cũng là một hình thức để phát triển nhân viên. Bằng cách giao cho nhân viên những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với sở trường và năng lực của từng người giúp họ khai phá tiềm lực của bản thân. Đây chính là cơ hội để cấp dưới của bạn thử sức với những nhiệm vụ mới. Điều này khuyến khích họ trở nên tích cực hơn.

Giao nhiệm vụ đi kèm với trách nhiệm
Giao nhiệm vụ đi kèm với trách nhiệm

Thế nhưng, nếu chỉ giao nhiệm vụ mà không đánh giá kết quả công việc dễ dẫn đến trường hợp nhân viên làm cho xong. Ngoài giao nhiệm vụ, nhà quản lý cũng cần thảo luận với nhân viên về báo cáo kết quả, mức độ hoàn thành công việc. Điều này gia tăng tính trách nhiệm của mỗi cá nhân về công việc mà họ được giao. Nhờ đó, đội ngũ cũng dễ dàng đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.

Tập trung vào giải pháp thay vì khó khăn

Suốt quá trình làm việc, chắc chắn nhân viên sẽ gặp phải khó khăn, cản trở. Lúc này với vai trò là quản lý, bạn không nên bỏ mặt hay làm lơ các vấn đề mà nhân viên gặp phải. Khi cấp dưới của bạn than phiền hay nói về những khó khăn mình gặp phải, hãy lắng nghe và đưa ra những gợi ý giúp họ giải quyết vấn đề. Thay vì đưa ra giải pháp, nhà quản lý nên chuyển hướng nhân viên để họ chủ động nghĩ ra các phương án phù hợp với từng trường hợp.

Bằng cách nào đó, bạn nên khuyến khích nhân viên của mình đưa ra những khả năng mà họ có thể áp dụng để giải quyết vấn đề. Hãy tập cho các thành viên thói quen tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề. Sau khi cấp dưới của bạn đưa ra các giải pháp trong khả năng của họ, bạn có thể gợi ý một số hướng giải quyết dựa trên kinh nghiệm bản thân.

Nhà quản lý sau khi đã sở hữu cho mình các phương pháp hiệu quả để phát triển nhân viên, hãy xây dựng chương trình cụ thể. Ở đây chúng tôi gợi ý cho bạn “05 Bước xây dựng chương trình “On-the-job training” hiệu quả bằng mô hình Addie”.