Lãnh đạo huấn luyện là một trong 5 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho quản lý. Và bài viết hôm nay xoay quanh 05 bước giúp nhà quản lý định hình phong cách lãnh đạo này một cách hiệu quả.
Nội dung bài viết:
Phong cách lãnh đạo huấn luyện là gì?
Phong cách lãnh đạo huấn luyện là cách tiếp cận mà trong đó nhà quản lý đóng vai trò như một người dẫn dắt, khuyến khích nhân viên phát triển năng lực bền vững. Có một số đặc điểm nổi bật nhất của phong cách lãnh đạo huấn luyện có thể nói đến như:
- Nhà quản lý không chỉ quan tâm đến việc hoàn thành công việc, mà còn tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và kiến thức bằng cách huấn luyện nhân viên.
- Nhà quản lý luôn hướng đến kết quả bền vững trong tương lai, xem xét ảnh hưởng dài hạn của các quyết định và hành động.
- Người quản lý sẽ đặt câu hỏi, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tối đa hiệu suất. Theo đó quá trình coaching nhân viên sẽ giúp họ phát huy tinh thần tự chủ, tự họ sẽ tư duy và tìm giải pháp cho những thử thách tiếp theo.
Và 05 bước sau đây sẽ giúp các quản lý định hình phong cách lãnh đạo này.
Bước 1: Xác định mục tiêu & Lên kế hoạch
Bởi vì phong cách lãnh đạo huấn luyện tập trung vào việc dẫn dắt, hướng dẫn để nhân viên phát triển bền vững. Thế nên nhà quản lý luôn cần “Xác định mục tiêu & lên kế hoạch” cho quá trình coaching nhân viên. Điều này giúp quản lý xác định rõ hướng đi cho nhân viên và đưa ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu.
Để hiệu quả, đầu tiên nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu cho nhân viên theo các tiêu chí SMART. Việc xác định mục tiêu giúp nhân viên hiểu rõ họ cần làm gì và phấn đấu vì điều gì.
Tiếp theo cần phải lên kế hoạch chi tiết, dễ hiểu và phù hợp với khả năng của nhân viên. Và hãy hỗ trợ nhân viên trong quá trình thực hiện kế hoạch, giúp họ vượt qua khó khăn và thách thức.
Tóm lại, xác định mục tiêu và lên kế hoạch bước giúp quản lý:
- Xác định hướng đi cho nhân viên
- Đưa ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu
Bước 2: Quan sát & đánh giá
Đây là bước quan trọng giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về tiến trình và hiệu quả của quá trình coaching nhân viên. Từ đó có thể đưa ra điều chỉnh phương pháp huấn luyện nhân viên phù hợp. Và đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc định hình phong cách lãnh đạo huấn luyện.
Ở bước này, nhà quản lý cần dành thời gian để quan sát nhân viên trong quá trình làm việc. Cũng như quan sát tiến trình họ thực hiện cho các mục tiêu đã đặt ra. Qua quá trình quan sát, nhà quản lý có thể nhận biết được những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải. Từ đó quản lý có thể đưa ra hỗ trợ kịp thời.
Tiếp theo, nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả của quá trình coaching. Điều này giúp quản lý biết được liệu mục tiêu đã đạt được hay chưa. Và liệu quá trình coaching có mang lại hiệu quả như mong đợi hay không.
Tóm lại, quan sát và đánh giá là kỹ năng giúp quản lý:
- Hiểu rõ về tiến trình và hiệu quả coaching.
- Điều chỉnh phương pháp coaching phù hợp.
Bước 3: Đặt câu hỏi dẫn dắt
Đây là bước giúp nhà quản lý khai phá và phát triển tiềm năng của nhân viên. Từ đó giúp họ tự giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu. Và nhà quản lý cần hiểu rõ về 7 kỹ năng đặt câu hỏi trong huấn luyện. Đây là những câu hỏi được thiết kế để khám phá suy nghĩ, cảm xúc và hành động của nhân viên.
Lưu ý: Để rèn luyện phong cách lãnh đạo huấn luyện, nhà quản lý cần học cách đặt câu hỏi mở, tránh câu hỏi đóng có thể hạn chế sự sáng tạo và tư duy phê phán. Cuối cùng, nhà quản lý cần luyện tập và áp dụng kỹ năng này trong quá trình coaching.
Tóm lại, rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt giúp quản lý:
- Khám phá tư duy của nhân viên
- Dẫn dắt nhân viên tự giải quyết vấn đề của mình.
Bước 4: Lắng nghe hiệu quả
“Lắng nghe” luôn là một bước quan trọng trong quá trình chúng ta giao tiếp. Và trong quá trình coaching nhân viên, nhà quản lý cần lắng nghe một cách chú tâm, ghi nhớ thông tin để sử dụng.
Để lắng nghe hiệu quả, đầu tiên nhà quản lý cần tập trung hoàn toàn khi nhân viên nói. Và tránh làm đồng thời các công việc riêng như máy tính hoặc điện thoại… Điều này nhằm mục đích để nhân viên biết là mình đang được lắng nghe.
Tiếp theo để tạo cảm giác an toàn và cởi mở, nhà quản lý cần thể hiện ngôn ngữ cơ thể. Khi nhân viên nói, bạn hãy gật gù, ra tín hiệu như “ừm, ở,..”, mắt chăm chú vào họ và chớp chớp thể hiện đồng tình. Ngoài ra quản lý cần lưu ý về dáng đứng, hãy tránh vòng tay, chắp tay hoặc ngồi chéo chân tạo thế phòng thủ.
Cuối cùng, để chắc chắn quản lý nghe và hiểu đúng thông tin được đưa ra từ phía nhân viên. Bạn hãy nhắc lại phần thông tin mà họ cần đề cập. Điều này sẽ tăng thêm tương tác trong quá trình nhân viên chia sẻ.
Tóm lại, hãy lắng nghe hiệu quả bằng cách:
- Tập trung hoàn toàn vào nhân viên
- Thể hiện ngôn ngữ cơ thể
- Xác nhận lại thông tin
Bước 5: Phản hồi tạo động lực
Phản hồi tạo động lực/xây dựng là bước tạo động lực cho nhân viên. Giúp họ tiếp tục cố gắng và phấn đấu để đạt được mục tiêu. Có một số công thức phản hồi tạo động lực hiệu quả như: Hamburger, AID, KFDB, FAST,…
Có những lưu ý sau để phản hồi hiệu quả: Đầu tiên khi phản hồi, quản lý nên tập trung vào vấn đề thay vì nhân viên. Tiếp theo cần tránh tạo ra môi trường phản hồi tiêu cực với các ngôn ngữ hoặc cử chỉ không thích hợp. Cuối cùng, quản lý nên đi thẳng vào vấn đề, sử dụng các số liệu cụ thể và minh bạch.
Tóm lại để quản lý phản hồi hiệu quả, nhà quản lý cần:
- Tập trung vào vấn đề thay vì tích cách.
- Tránh tạo ra môi trường phản hồi tiêu cực.
- Đi thẳng vào vấn đề & sử dụng số liệu.
Tạm kết về 05 bước định hình phong cách lãnh đạo huấn luyện
Trên đây là 05 bước giúp nhà quản lý định hình phong cách lãnh đạo huấn luyện. Cùng theo dõi Coaching Skills để biết thêm những “Tips huấn luyện” hiệu quả bạn nhé!