Đa số các doanh nghiệp đã và đang bắt đầu hướng đến phong cách lãnh đạo huấn luyện (Coaching leadership style). Bởi vì hiện nay, chúng ta đang có cả 3 thế hệ nhân sự (Gen: X, Y và Z) cùng làm việc trong các doanh nghiệp. Với những sự khác biệt rõ rệt về quan niệm sống, kinh nghiệm, kỹ năng, sự hiểu biết về công nghệ,…
Chính từ những khác biệt trên, thế nên lối lãnh đạo chỉ huy truyền thống đã dần không còn hiệu quả và khả thi nữa. Vậy hãy cùng Coaching Skills tìm hiểu xem phong cách lãnh đạo này có gì đặc biệt nhé!
Nội dung bài viết:
Phong cách lãnh đạo huấn luyện là gì?
Phong cách lãnh đạo huấn luyện được hình từ những năm 1930 khi các nhà tâm lý học đình đám như Kurt Lewin, Carl Rogers và Abraham Maslow bắt đầu nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và sự tự do của con người. Và từ những nghiên cứu này đã tạo nền tảng cho các lý thuyết về phong cách lãnh đạo huấn luyện hiện nay.
Có thể nói, “phong cách lãnh đạo huấn luyện” là một cách tiếp cận trong đó người lãnh đạo đóng vai trò như một người hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình.
Phân biệt những phong cách lãnh đạo phổ biến
Ngoài những đặc điểm của phong cách lãnh đạo huấn luyện, thì còn có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Và sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua 2 phong cách lãnh đạo phổ biến khác để xem chúng khác nhau như thế nào nhé.
Laissez – Faire (Lãnh đạo trao quyền):
Đây là một phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo không can thiệp vào việc ra quyết định, lựa chọn cách thức và cả thời gian hoàn thành công việc. Mà sẽ cho phép các thành viên trong nhóm tự đưa ra quyết định.
Ưu điểm:
- Cho phép quyền tự chủ
- Thúc đẩy sự sáng tạo
- Cho phép sự đổi mới
Nhược điểm:
- Giảm năng suất
- Không có mối quan hệ gắn kết giữa cấp trên và cấp dưới
- Có khả năng dẫn đến 1 vị trí bị suy yếu
Transactional leadership style (phong cách lãnh đạo giao dịch):
Được hoạt động dựa trên hệ thống dựa trên khen thưởng và trừng phạt. Được thiết kế để thúc đẩy nhân viên đạt được kết quả bằng những quy tắc nghiêm ngặt về cách thức hoàn thành công việc
Ưu điểm:
- Hiệu suất được nhìn thấy thông qua kết quả
- Công việc có tổ chức và có cấu trúc
- Hiệu quả tổ chức được cải thiện
Nhược điểm:
- Không phải tất cả phần thưởng đều có tác dụng với tất cả mọi người
- Giảm tính sáng tạo và đổi mới
- Hình phạt làm mất tinh thần nhân viên
Hướng đến kết quả bền vững
Có một số đặc điểm nổi bật nhất của phong cách lãnh đạo huấn luyện có thể nói đến như:
Thứ nhất: Hướng đến việc phát triển chuyên môn, nhà quản lý/lãnh đạo không chỉ quan tâm đến việc hoàn thành công việc, mà còn tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên.
Thứ hai: Nhà quản lý luôn hướng đến kết quả bền vững trong tương lai, xem xét ảnh hưởng dài hạn của các quyết định và hành động.
Thứ ba: Đó là nhà quản lý không chỉ nêu ra những sai sót, mà còn liên tục gợi ý cách khắc phục và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng.
Thứ tư: Nhà quản lý/lãnh đạo không đưa ra giải pháp, mà chỉ gợi ý hướng đi và hỗ trợ nhân viên trong quá trình thực hiện. Từ đó giúp nhân viên tự mình xác định và tìm ra giải pháp để đạt được các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn.
Thứ năm: Người quản lý sẽ đặt câu hỏi, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tối đa hiệu suất. Theo đó nhân viên sẽ phát huy tinh thần tự chủ, tự họ sẽ tư duy và tìm giải pháp cho những thử thách tiếp theo.
Tóm lại ở phần này, chúng ta có tổng 5 đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo này:
- Phát triển chuyên môn
- Góp ý
- Định hướng mục tiêu
- Phát huy tinh thần tự chủ.
- Hướng đến kết quả bền vững
Làm sao để rèn luyện phong cách lãnh đạo huấn luyện?
Có năm yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý rèn luyện phong cách lãnh đạo huấn luyện.
- Kiên nhẫn: Cần hiểu rằng tùy vào năng lực và động lực của mỗi nhân viên. Mà nhà quản lý có thể sẽ tốn rất nhiều thời gian để đạt được kết quả tốt nhất.
- Lắng nghe và tương tác hiệu quả: Để nhà quản lý tạo điều kiện thuận cho nhân viên cởi mở chia sẻ, phát huy tiềm năng của mình.
- Định hướng và hỗ trợ: Các nhà quản lý/lãnh đạo cần có khả năng nhận diện điểm mạnh, yếu của nhân viên. Từ đó cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên cải thiện năng lực.
- Kỹ năng giao tiếp: Không những cần kỹ năng truyền đạt thông tin, ý kiến hiệu quả. Mà quản lý còn phải biết cách đặt câu hỏi trong mỗi lần giao tiếp với nhân viên.
- Kiến thức và chuyên môn: Nền móng kiến thức vững vàng cùng sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực của mình chính là yếu tố không thể thiếu mỗi khi quản lý/lãnh đạo cung cấp lời khuyên cho các thành viên trong đội nhóm
Tạm kết
Bạn cảm nhận thế nào về phong cách lãnh đạo huấn luyện? Bạn đang sử dụng phong cách lãnh đạo nào trong quá trình quản lý nhân viên của mình? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.