Nguyên lý chính của phong cách lãnh đạo hiệu quả là mức độ xây dựng niềm tin của cấp dưới. Và nhà quản lý cần có khả năng nhận biết phong cách phù hợp với tổ chức hoặc tình huống để thành công.
Trong bài viết hôm nay, Coaching Skills sẽ giới thiệu đến bạn 05 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho quản lý. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết:
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo đề cập đến cách tiếp cận của nhà quản lý để gây ảnh hưởng, động viên và dẫn dắt nhân viên. Các nghiên cứu được thực hiện chỉ ra rằng:
“Những người tin tưởng vào quản lý của họ có nhiều khả năng làm việc chủ động hơn mức mong đợi. Họ sẽ hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, đồng thời được phép tự do đưa ra ý tưởng và đề xuất của mình về phương hướng của các dự án hiện tại.
Tóm lại, phong cách lãnh đạo được hiểu là cách tiếp cận của nhà quản lý đối với nhân viên để:
- Gây ảnh hưởng
- Động viên
- Dẫn dắt
Và hiện nay có rất nhiều phong cách khác nhau. Bởi mỗi nhà quản lý có những kinh nghiệm, giá trị và tính cách riêng. Thế nên ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về năm phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho nhà quản lý.
Lãnh đạo chuyên quyền (Autocratic Leadership)
Đặc trưng bởi sự kiểm soát của cá nhân đối với tất cả quyết định. Họ có quyền lực tuyệt đối và không tham vấn với nhân viên trước khi đưa ra quyết định.
Ưu điểm:
- Tự tin và quyết đoán
- Có khả năng làm việc độc lập rất cao
- Thúc đẩy năng suất thông qua nỗi sợ
- Cung cấp thông tin rõ ràng và trực tiếp
Thách thức
- Tạo cho nhân viên cảm giác không được tin tưởng.
- Kìm hãm sự sáng tạo và tư duy vượt trội của nhân viên.
Một số ví dụ về người đã áp dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền bao gồm: Elon Musk nổi tiếng với việc nắm giữ quyền lực mạnh mẽ và thậm chí đã công khai dọa sa thải những nhân viên đi quá giới hạn. Steve Jobs là người đứng đầu Apple, được biết đến với khả năng kiểm soát cao và quản lý vi mô.
Tóm lại nhà quản lý có phong cách lãnh đạo chuyên quyền thường:
- Lãnh đạo thông qua quyền lực.
- Kiểm soát nhân viên
- Không tham vấn trước khi ra quyết định
Lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership)
Đối với phong cách lãnh đạo dân chủ, nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định dựa trên ý kiến đóng góp của các thành viên trong đội nhóm. Tuy nhiên, quản lý vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đưa ra quyết định.
Ưu điểm:
- Kết nối mọi người với công việc
- Thúc đẩy sự sáng tạo
- Khuyến khích sự tin tưởng trong đội nhóm
Thách thức:
- Yêu cầu nhân viên đủ kiến thức để đưa ra quyết định phù hợp
- Quá trình quyết định kéo dài vì có nhiều người tham gia quyết định
Jack Dorsey – CEO của Twitter và Square là minh chứng điển hình cho phong cách này. Ông đã thiết kế công ty của mình để tạo ra cuộc đối thoại giữa các đồng nghiệp.
Tóm lại nhà quản lý có phong cách lãnh đạo dân chủ thường:
- Lãnh đạo thông qua sự đồng lòng.
- Khuyến khích đóng góp ý kiến
Lãnh đạo giao dịch (transactional leadership)
Là một phong cách lãnh đạo mà nhà quản lý dựa vào các phần thưởng hoặc hình phạt để thúc đẩy nhân viên đạt được hiệu quả công việc.
Ưu điểm:
- Đạt mục tiêu ngắn hạn hiệu quả
- Thúc đẩy cá nhân hoàn thành mục tiêu
- Cung cấp một hệ thống thưởng phạt rõ ràng
Thách thức:
- Duy trì sự hứng thú và động lực của nhân viên trong dài hạn
- Nhân viên bị mất đi sự sáng tạo và khả năng tư duy độc lập
Tóm lại, nhà quản lý có phong cách giao dịch thường:
- Lãnh đạo thông qua thưởng phạt.
- Thúc đẩy nhân viên đạt hiệu quả
Lãnh đạo huấn luyện (Coaching leadership)
Phong cách lãnh đạo huấn luyện là một cách tiếp cận trong đó quản lý đóng vai trò như một người hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích nhân viên phát triển khả năng làm chủ công việc.
Ưu điểm:
- Tạo ra môi trường làm việc tích cực
- Giúp nhân viên thấy được bức tranh tổng thể
- Khuyến khích phát triển năng lực của nhân viên
- Hướng đến kết quả bền vững
Thách thức:
- Nhà quản lý cần có kỹ năng coaching hiệu quả.
- Gặp khó khăn với những nhân viên không sẵn lòng
- Cần thời gian huấn luyện lâu dài.
Ví dụ điển hình của phong cách này đó là Satya Nadella, CEO của Microsoft. Khi công ty đang trải qua giai đoạn trì trệ, Nadella khuyến khích nhân viên nắm lấy tư duy phát triển. Cuối cùng, cách tiếp cận giống như huấn luyện viên này đã thay đổi văn hóa công ty. Nó cũng dẫn đến một giai đoạn thành công trong lịch sử của Microsoft.
Tóm lại, nhà quản lý có phong cách lãnh đạo huấn luyện thường:
- Lãnh đạo thông qua sự dẫn dắt.
- Khuyến khích tinh thần tự làm chủ công việc
Lãnh đạo có tầm nhìn (Visionary Leadership)
Là phong cách tập trung vào việc tạo ra một tầm nhìn cho tương lai, từ đó truyền cảm hứng cho nhân viên biến nó thành hiện thực. Và những nhà quản lý có tầm nhìn xa là người tự tin và thích tạo ra hướng đi mới.
Ưu điểm:
- Tạo ra sự động viên
- Tăng cường văn hóa đổi mới
- Thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả
Thách thức:
- Đòi hỏi nguồn lực: thời gian, ngân sách, khả năng
- Khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng, quy trình mới
- Nỗi sợ thất bại
- Sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức.
Tóm lại, nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tầm nhìn sẽ:
- Dẫn dắt bằng hướng mới.
- Tạo tầm nhìn cho tương lai.
- Truyền cảm hứng cho nhân viên.
Tạm kết những phong cách lãnh đạo dành cho quản lý
Bài viết đã sơ lược về 05 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho người quản lý. Ở những bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về những phong cách này nhé!