Kỹ năng huấn luyện nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng quản lý cần có để dẫn dắt đội nhóm thành công. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều nhà quản lý áp dụng sai cách, sai thời điểm, khiến kết quả huấn luyện phản tác dụng, gây nên một số hậu quả như: Nhân viên cảm thấy bị kiểm soát thay vì được hỗ trợ; Quan hệ quản lý – nhân viên trở nên căng thẳng; Kết quả công việc không cải thiện, thậm chí đi xuống.
Vậy sai lầm huấn luyện nhân viên phổ biến là gì? Và làm sao để huấn luyện hiệu quả hơn? Hãy cùng khám phá dưới đây. Nội dung thuộc Tips huấn luyện.
Nội dung bài viết:
1. Chưa xây dựng được niềm tin trước khi huấn luyện
Biểu hiện thường gặp:
- Nhân viên tỏ ra né tránh buổi huấn luyện
- Nhân viên có phản ứng phòng thủ: “Em biết rồi”, “Em đâu có sai đâu ạ”
- Buổi coaching nhanh chóng biến thành buổi tranh luận hoặc… im lặng
Vì sao sai lầm?
Huấn luyện cần được xây dựng trên nền tảng tâm lý an toàn. Nếu mối quan hệ quản lý – nhân viên chỉ là “giao việc – nhận việc”, mọi cuộc trò chuyện mang tính phát triển dễ bị hiểu sai thành đánh giá, phán xét.
Cách khắc phục:
- Dành thời gian trò chuyện phi công việc: hỏi thăm, chia sẻ trải nghiệm cá nhân
- Thừa nhận khuyết điểm của bản thân để tạo sự kết nối (ví dụ: “Anh/chị cũng từng gặp khó khăn với kỹ năng này”)
- Lắng nghe chủ động, tôn trọng quan điểm và cảm xúc của nhân viên
2. Không xác định rõ mục tiêu huấn luyện
Biểu hiện thường gặp:
- Sau buổi huấn luyện, nhân viên hỏi: “Vậy cụ thể em cần làm gì ạ?”
- Mỗi lần coaching là một chủ đề khác nhau, không có sự nhất quán.
- Không đo lường được tiến độ hay kết quả sau huấn luyện.
Vì sao sai lầm?
Thiếu mục tiêu rõ ràng dẫn đến thiếu định hướng hành động. Nhân viên không biết mình đang phát triển điều gì, tại sao lại quan trọng, và cần đạt đến đâu.
Cách khắc phục:

- Bắt đầu buổi huấn luyện bằng câu hỏi: “Em muốn cải thiện điều gì trong công việc hiện tại?”
- Thiết lập mục tiêu SMART (Cụ thể – Đo lường được – Có thể đạt được – Thực tế – Có thời hạn)
- Kết thúc buổi coaching với một “cam kết hành động” rõ ràng
3. Phản hồi thiếu cụ thể hoặc mang tính phán xét
Biểu hiện thường gặp:
- Nhân viên “gật đầu cho qua” nhưng không thay đổi.
- Không khí buổi huấn luyện trở nên căng thẳng.
- Câu nói của quản lý dễ bị ghi nhớ theo kiểu tiêu cực.
Ví dụ không hiệu quả: “Em thiếu tinh thần trách nhiệm”. Câu này dễ khiến nhân viên cảm thấy bị đánh giá cả con người, không biết nên thay đổi điều gì cụ thể.
Cách khắc phục:
Áp dụng mô hình SBI (Situation – Behavior – Impact):
- Tình huống: “Trong cuộc họp sáng thứ Hai…”
- Hành vi: “…em chưa chuẩn bị nội dung và đến trễ 10 phút…”
- Tác động: “…khiến cả nhóm phải chờ và ảnh hưởng tiến độ thảo luận.”
Cách phản hồi này khách quan, cụ thể, không công kích cá nhân và dễ tạo ra hành vi thay đổi.
4. Huấn luyện kiểu “chỉ đạo” hoặc “làm thay”
Biểu hiện thường gặp:
- Quản lý chi tiết hóa mọi giải pháp, nhân viên chỉ làm theo.
- Nhân viên không phát triển kỹ năng phân tích và ra quyết định.
- Người huấn luyện mệt mỏi vì phải “giải cứu” liên tục.
Vì sao sai lầm?
Huấn luyện là dẫn dắt để tự phát triển, không phải “cầm tay chỉ việc”. Nếu luôn đưa ra giải pháp, nhà quản lý sẽ vô tình tước mất quyền chủ động và tinh thần học hỏi của nhân viên.
Cách khắc phục:
Chuyển từ “đưa lời khuyên” sang “đặt câu hỏi” Ví dụ:
→ Không nói: “Em nên làm theo mẫu này”
→ Mà hỏi: “Theo em thì cách nào hiệu quả nhất trong trường hợp này?”
Áp dụng mô hình GROW (Goal – Reality – Options – Will) để dẫn dắt nhân viên tự tìm hướng đi.
5. Không tạo điều kiện để áp dụng sau huấn luyện
Biểu hiện thường gặp:
- Sau buổi huấn luyện, nhân viên quay lại quy trình làm cũ.
- Không có cơ hội thử sức, nên kiến thức không chuyển hóa thành kỹ năng.
- Nhà quản lý nhận xét: “Nói hoài mà không thay đổi gì hết”
Vì sao sai lầm?
Phát triển không thể chỉ qua lời nói. Nếu không có môi trường thử – sai – điều chỉnh, việc huấn luyện sẽ chỉ dừng lại ở nhận thức, không tạo ra thay đổi hành vi.
Cách khắc phục:

- Giao nhiệm vụ thử thách tương ứng với mục tiêu huấn luyện.
- Chấp nhận sai sót có kiểm soát.
- Thiết lập “Learning Zone” thay vì “Comfort Zone”.
Ví dụ: Sau khi huấn luyện kỹ năng trình bày, hãy để nhân viên thử dẫn dắt phần nhỏ trong cuộc họp nhóm.
6. Thiếu theo dõi và củng cố hành vi mới
Biểu hiện thường gặp:
- Nhân viên làm tốt 1-2 tuần rồi quay lại thói quen cũ.
- Nhà quản lý bỏ qua việc phản hồi vì nghĩ “đã nói rồi”.
- Không có ai kiểm chứng sự tiến bộ.
Vì sao sai lầm?
Huấn luyện là quá trình liên tục, không phải một sự kiện. Không có sự theo dõi đồng nghĩa với việc thiếu động lực duy trì hành vi tích cực và thiếu ghi nhận kịp thời.
Cách khắc phục:
- Lên lịch check-in định kỳ (hằng tuần hoặc hằng tháng).
- Phản hồi tích cực với mọi nỗ lực thay đổi, dù nhỏ.
- Ghi nhận thành tích bằng hành động cụ thể (như giới thiệu thành viên trong nhóm, đề xuất thăng tiến…).
Tạm kết về sai lầm của quản lý khi áp dụng kỹ năng huấn luyện nhân viên
Huấn luyện nhân viên không đơn giản là chia sẻ kinh nghiệm – mà là một hành trình phát triển con người. Sai lầm trong huấn luyện không chỉ làm chậm hiệu suất, mà còn khiến doanh nghiệp đánh mất cơ hội tạo ra đội ngũ tự chủ, có năng lực và sẵn sàng kế thừa. Đừng để kỹ năng huấn luyện biến thành “con dao hai lưỡi”. Làm đúng – sẽ là đòn bẩy cho tổ chức phát triển vượt bậc.
Để trau dồi kỹ năng huấn luyện, hãy tham gia khóa On The Job Coaching – Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên.
Hãy điền thông tin vào form bên dưới để được tư vấn chi tiết bạn nhé!
Gọi đến 1800 6981 hoặc gửi mail về daotao@vmp.edu.vn để được hỗ trợ.