WSE | 08 KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO NHÀ HUẤN LUYỆN

Kỹ năng cần thiết cho nhà huấn luyện

Chuyên gia VMP Academy phát triển 08 Kỹ năng cần thiết cho nhà huấn luyện của đối tác doanh nghiệp WSE trong khóa “Coaching Skills for Managers”.

Đọc phần 1: Lớp học huấn luyện nhân viên tại WSE

Với 02 ngày 25, 26/08/2020, đội ngũ Quản lý của WSE được tiếp cận hàng loạt nội dung liên quan đến tư duy, kiến thức và công cụ huấn luyện. Đặc biệt nhất, với phương pháp Learning by Doing 3V (Vui vẻ-Vận động-Vận dụng), các Quản lý phát triển 08 kỹ năng cần thiết cho nhà huấn luyện thông qua thực hành ngay tại lớp.

Tất cả đều thuộc chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp: “Coaching Skills for Managers” – “Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên”. Ở bài viết này, hãy cùng VMP Academy đến với 08 kỹ năng cần thiết cho nhà huấn luyện được triển khai trong chương trình:

Lắng nghe – Listening

Khả năng lắng nghe
Khả năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe giúp Quản lý nắm được trọn vẹn thông tin mà không có bất kỳ sai lệch nào. Thêm vào đó, Nhân viên sẽ cảm nhận được sự tôn trọng từ Quản lý. Điều này sẽ giúp Quản lý dễ dàng xây dựng mối quan hệ đôi bên sau này.

Đây là nền tảng để Quản lý phát triển toàn diện 08 kỹ năng cần thiết cho nhà huấn luyện.

Đặt câu hỏi – Questioning

Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng nhất của bất kỳ buổi huấn luyện nào. Thông qua các câu hỏi đúng, Quản lý tạo cơ hội để Nhân viên chủ động đưa ra giải pháp và ý tưởng một cách sáng tạo. Ngoài ra, Quản lý có thể xác nhận các thông tin, kiểm tra mức độ hiểu biết của Nhân viên thông qua việc đặt đúng câu hỏi.

Xây dựng mối quan hệ – Building Rapport

Muốn Nhân viên thoải mái đưa ra nhiều câu trả lời chất lượng, Quản lý cần có kỹ năng xây dựng mối quan hệ. Lý do là với mối quan hệ tốt, không khí của buổi huấn luyện sẽ trở nên cởi mở và tích cực. Từ đó sẽ khuyến khích sự trao đổi, chia sẻ thông tin.

Dẫn dắt vào buổi trao đổi – Staying Focused

Khả năng dẫn dắt
Khả năng dẫn dắt

Huấn luyện khác “tâm sự” ở chỗ Quản lý phải có kỹ năng dẫn dắt vào buổi trao đổi. Quản lý phải kiểm soát những mảng kiến thức, kỹ năng mà Học viên cần được huấn luyện chứ không phải thảo luận lan man một cách thiếu định hướng.

Thể hiện sự đồng cảm – Empathising

Đây là kỹ năng cần thiết cho nhà huấn luyện liên quan trực tiếp đến EQ của Quản lý. Nếu sở hữu kỹ năng thể hiện sự đồng cảm tốt, Quản lý sẽ chiếm trọn niềm tin của Nhân viên. Họ sẽ luôn có cảm giác Quản lý là “chỗ dựa” đáng tin tưởng và từ đó thoải mái trả lời các câu hỏi.

Tóm lược và khuyến khích suy ngẫm – Sumarising & Reflecting

Kỹ năng tóm lược và khuyến khích suy ngẫm yêu cầu Quản lý phải tổng hợp thông tin kèm việc đặt ra những câu hỏi như: “Còn gì nữa không?”. Tóm lược thông tin giúp Nhân viên hiểu rằng Quản lý đang tập trung lắng nghe. Khuyến khích suy ngẫm để Quản lý khai thác hết các thông tin mà cả hai có thể chưa nghĩ tới.

Khai phá tiềm năng chưa bộc lộ – Unlocking Limiting Beliefs

Quản lý có kỹ năng khai phá tiềm năng chưa bộc lộ sẽ giúp xóa bỏ mọi tư duy rào cản của Nhân viên như: “Em không có đủ kinh nghiệm/bằng cấp!”; “Người khác có lẽ sẽ làm việc này tốt hơn em!”; “Em quá già/trẻ!”; “Em không đủ tiền!”; “Em không đủ thời gian!”; “Em không đủ động lực!”.

Đưa ra phản hồi – Giving supportive feedback

Sau quá trình tương tác, đặt câu hỏi với Nhân viên thì Quản lý cần có kỹ năng phản hồi tuyệt vời. Nhưng tại sao cần phản hồi? Thứ nhất, không phải tất cả giải pháp, ý tưởng của Nhân viên đều phù hợp với mục tiêu đội ngũ, công ty. Thứ hai, phản hồi giúp Quản lý rút ngắn thời gian “thử và sửa sai” của Nhân viên bằng cách cung cấp giải pháp gợi ý. Thứ ba, phản hồi tạo môi trường “tương tác và điều chỉnh” 2 chiều mang lại sự hiệu quả cao.

Khả năng đưa ra phản hồi
Khả năng đưa ra phản hồi

Ở mỗi phần trên, chương trình “Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên” – “Coaching Skills for Managers” đều cung cấp mô hình, công cụ dễ nhớ để các Quản lý thực hành ngay lại lớp.

Công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics (WSE) chủ yếu kinh doanh, chế tạo sản phẩm bán dẫn. Từ khi thành lập đến nay WSE luôn duy trì mục tiêu “Thỏa mãn nhu cầu cao của khách hàng về lắp ráp và chế tạo linh kiện điện tử các loại”. Với phương châm “Sáng tạo, Nhiệt tâm, Hòa thuận, Tạo nên sản phẩm tốt”, WSE mong muốn nâng cao lợi ích cộng đồng dựa trên việc thực hiện chính sách CSR để phát huy năng lực của công nhân viên và cải thiện xã hội địa phương.

Tham khảo các chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp của VMP Academy tại: https://vmptraining.com/dao-tao/