Huấn luyện và kèm cặp là một việc vô cùng cần thiết với những nhà quản lý chuyên nghiệp ngày nay. Không một nhà quản lý tài giỏi nào có thể phủ định được vai trò của huấn luyện và kèm cặp trong đội ngũ của họ. Bởi sự thành công của một nhà quản lý cần phụ thuộc vào đội ngũ có trình độ cao, kỹ năng thuần thục, kiến thức tốt. Để được như thế, đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch “Coach” sao cho phù hợp.
Nội dung bài viết:
Tại sao nhà quản lý nên huấn luyện và kèm cặp nhân viên thường xuyên?
Các đợt huấn luyện và kèm cặp cần phải được nhà quản lý vạch ra kế hoạch cụ thể, đặc biệt nghiêm túc đối với thành viên mới. Việc huấn luyện không cần phải lúc nào cũng là quản lý thực hiện, có thể sắp xếp cho nhân viên có kinh nghiêm hướng dẫn. Tất cả để đảm bảo việc người được huấn luyện có sự hướng dẫn thường xuyên, có nhận thức rõ ràng về công việc, trách nhiệm. Đồng thời, huấn luyện và kèm cặp với khối lượng thời gian thường xuyên, nhân viên có thể phát triển tiềm năng, mài dũa thế mạnh vốn có, tự tin đối mặt với các mức độ và yêu cầu từ công việc
Tầm quan trọng của việc huấn luyện đối với cá nhân nguồn lực
Nhân viên luôn đánh giá cao việc được nhà quản lý hướng dẫn và kèm cặp, bởi vì điều đó sẽ giúp họ nâng cấp kỹ năng và ngày càng nâng tầm bản thân. Điều đáng lưu ý là việc huấn luyện thường xuyên và trải dài liên tục là một “chìa khóa” để giữ kết nối giữa nhân viên – tổ chức.

Việc hướng dẫn và kèm cặp cho thấy rằng nhà quản lý quan tâm đến năng lực, sự phát triển của nhân viên. Nhân viên cảm thấy bản thân có giá trị hơn ở một tổ chức, tập thể luôn coi trong việc huấn luyện.
Huấn luyện nhân viên là cách giảm chi phí và đem lại kết quả tốt nhất
Phát triển các nhân tố từ bên trong luôn tiết kiệm cho tổ chức khoản đầu tư không nhỏ. Việc tuyển người mới luôn làm mất thời gian vì họ cần phải hiểu quy trình hoạt động và văn hóa công ty. Huấn luyện và kèm cặp từ bên trong giúp cho nhân viên phát triển bản thân cũng như gắn kết tập thể lại với nhau hơn.
Phát triển năng lực cho nhân viên cần phải bắt nguồn từ chính nhu cầu của nhà quản lý và cần phải trở thành một vòng lặp được thực hiện liên tiếp.
Các bước để huấn luyện và kèm cặp nhân viên
Bước 1 Xác định công việc
Đây là bước cần phải làm đầu tiên để xác định mục tiêu cá nhân cũng như của tập thể. Nhà quản lý cần sắp xếp, khoanh vùng, đánh giá từng công việc, sau đó giao cho các cá nhân thích hợp. Lưu ý cần đưa ra thời gian cần hoàn thành cho từng công việc.
Bước 2 Hướng dẫn lý thuyết

Chắc chắn nhà quản lý có thể đối mặt với việc nhân viên không hiểu những công việc được giao. Nếu gặp tình huống này, nhà quản lý cần cung cấp những tài liệu và truyền đạt kinh nghiệm. Đồng thời cần giám sát và hỗ trợ hơn những người nhân viên như thế.
Bước 3 Làm mẫu
Nhà quản lý nên làm mẫu để nhân viên quan sát và hiểu rõ hơn về công việc được giao. Cùng với đó, nhà quản lý cần giải đáp những thắc mắc cho nhân viên hiểu. Đặc biệt những phần khó nên làm chậm và giải thích lại nhiều lần, cặn kẽ.
Bước 4 Thực hiện công việc
Sau khi làm mẫu, hãy cho nhân viên thực hiện công việc để tự rút ra kinh nghiệm. Khi nhân viên thực hiện, nhà quản lý nên giám sát nhưng đừng chen ngang đột ngột.
Bước 5 Thảo luận
Sau quá trình huấn luyện, nhân viên và nhà quản lý thảo luận để rút ra những cái còn sai sót và những kỹ năng cần phải tôi luyện thêm.

Trên đây là 5 bước cơ bản dành cho nhà quản lý trong việc huấn luyện và kèm cặp nhân viên của VMP Academy. Với chương trình Coaching: Eight – Skills Coaching for Manager của VMP chắc chắn mang đến cho người học những phương pháp, mô hình bổ ích.
Để biết thêm thông tin chi tiết nội dung, giá trị, phương pháp khóa học của VMP hãy xem tại https://www.chuyengiahuanluyen.com/