Mô Hình huấn luyện WOOP – Giúp Nhân Viên Hiện Thực Hóa Mục Tiêu

Mô hình huấn luyện WOOP là công cụ hiệu quả mà các quản lý nên sử dụng để giúp nhân viên quản lý mục tiêu của mình. Và ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách ứng dụng mô hình này sao hiệu quả nhé!

Mô hình huấn luyện WOOP là gì?

Mô hình huấn luyện WOOP là một phương pháp quản lý mục tiêu bằng tư duy tích cực được phát triển bởi Gabriele Oettingen. Cô là một nhà nghiên cứu hàng đầu về tâm lý và đã công bố nhiều nghiên cứu về việc đạt được mục tiêu và khắc phục trở ngại.

Mô hình huấn luyện này sẽ đem lại hiệu quả trong việc phát triển nhân viên bằng cách giúp họ hiện thực hóa mục tiêu của mình. Và mô hình WOOP gồm 04 bước chính: Wish, Outcome, Obstacle, Plan. 

Tóm lại, WOOP sẽ giúp nhân viên hiện thực hóa mục tiêu với 04 bước:

  1. Xác định mục tiêu
  2. Kết quả đạt được
  3. Nhận định trở ngại
  4. Lập kế hoạch cụ thể

Wish – Mong Muốn 

Bước đầu tiên trong mô hình huấn luyện WOOP là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp nhân viên của bạn xác định được mục tiêu và tập trung vào những gì thực sự quan trọng.

Để giúp nhân viên xác định mục tiêu/mong muốn của mình. Các quản lý có thể sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi như:

  • Mục tiêu của bạn trong năm tới là gì?
  • Tại sao mục tiêu này lại quan trọng với bạn?
  • Nếu bạn đạt được mục tiêu này, điều gì sẽ xảy ra?
  • Bạn cảm thấy như thế nào khi đạt được mục tiêu này?

Đây là những câu hỏi sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu của mình, và tại sao nó lại quan trọng. Ở bước này, các quản lý cần lắng nghe và khuyến khích nhân viên tự tìm ra mục tiêu của mình. Nếu cần thiết, bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc gợi ý để giúp họ xác định mục tiêu.

Tóm lại ở bước này, nhà quản lý nên:

  • Đặt câu hỏi
  • Lắng nghe nhân viên
  • Cung cấp thêm thông tin nếu cần thiết

OutComes – Kết Quả

Sau khi nhân viên đã xác định được mục tiêu của mình ở bước (Wish), quản lý cần giúp họ tập trung vào việc tưởng tượng. Để hiểu rõ hơn về những kết quả mà họ sẽ nhận được từ việc đạt được mục tiêu đó.

Để giúp nhân viên khám phá về kết quả, bạn có thể đặt các câu hỏi sau:

  • Nếu bạn đạt được mục tiêu này, điều gì sẽ xảy ra?
  • Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đạt được mục tiêu này?
  • Những lợi ích gì mà bạn sẽ nhận được từ việc đạt được mục tiêu này?

Khuyến khích nhân viên tưởng tượng và hình dung rõ ràng về những kết quả tích cực mà họ sẽ đạt được. Hãy khích lệ họ nghĩ về những cảm xúc, thành tựu và lợi ích mà họ sẽ trải nghiệm khi đạt được mục tiêu. Điều này giúp kích thích tư duy tích cực để nhân viên tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

Vậy những điều quản lý cần làm ở bước này chính là:

  • Đặt câu hỏi
  • Khuyến khích hình dung về kết quả 
  • Kích thích tư duy tích cực

Obstacles – Chướng ngại vật 

Bước thứ ba trong mô hình WOOP là Khó khăn (Obstacle). Sau khi nhân viên đã xác định mục tiêu và tưởng tượng về kết quả. Bước này sẽ tập trung vào việc quản lý mục tiêu bằng cách nhận định những khó khăn, trở ngại có thể xảy ra.

Để giúp nhân viên nhận ra các khó khăn, bạn có thể hỏi họ các câu hỏi sau:

  • Những trở ngại nào có thể xảy ra trong quá trình đạt được mục tiêu?
  • Những yếu tố nào có thể làm giảm khả năng thành công của bạn?
  • Bạn đã từng gặp phải các khó khăn tương tự trước đây chưa? Và bạn đã làm gì để vượt qua chúng?

Hãy khuyến khích nhân viên suy nghĩ và nhận ra những khó khăn tiềm ẩn. Điều này giúp họ chuẩn bị tinh thần và tìm cách vượt qua những rào cản trong quá trình đạt được mục tiêu. Bạn có thể hỏi họ về các biện pháp cụ thể mà họ có thể áp dụng để vượt qua các trở ngại.

Tóm lại để giúp nhân viên nhận định chướng ngại vật, nhà quản lý cần:

Plan – Kế hoạch

Bước cuối cùng trong mô hình huấn luyện WOOP chính là tập trung vào việc lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu. Sau khi nhân viên đã xác định mục tiêu, tưởng tượng về kết quả và nhận ra các khó khăn.

Và để giúp nhân viên lập kế hoạch, bạn có thể dùng các câu hỏi như:

  • Bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu của mình?
  • Bạn cần chuẩn bị những gì để vượt qua các khó khăn?
  • Bạn có thể xác định các bước cụ thể để tiến tới mục tiêu?

Hãy khuyến khích nhân viên lập kế hoạch theo từng bước cụ thể. Các quản lý có thể giúp họ tạo ra một lịch trình, xác định các bước cụ thể, và gợi ý các tài nguyên hoặc công cụ hữu ích.

Ngoài ra, hãy khuyến khích nhân viên thiết lập các bước kiểm tra và theo dõi tiến trình. Điều này giúp họ dễ dàng theo dõi sự tiến bộ và quản lý mục tiêu. Bạn có thể đề xuất việc thiết lập các mốc thời gian hoặc hẹn giờ để đánh giá tiến trình và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.

Tóm lại:

  • Đặt câu hỏi về kế hoạch cụ thể
  • Tạo ra lịch trình
  • Gợi ý tài nguyên, công cụ
  • Đề xuất thiết lập mốc thời gian đánh giá tiến trình

Tạm kết 

Trên đây là mô hình huấn luyện WOOP, phát triển nhân viên bằng cách giúp nhân viên quản lý mục tiêu hiệu quả.

Vậy còn bạn? Bạn đã từng sử dụng mô hình WOOP để đạt được mục tiêu của mình chưa? Hãy để lại ý kiến của bạn bên dưới để chúng ta có thể trao đổi và học hỏi nhé!