Hiện nay, vai trò huấn luyện nhân viên đã trở thành một công việc bắt buộc của các nhà quản lý. Chúng ta có thể tìm kiếm từ “coaching” trên Google và nhận được hơn 600 triệu kết quả. Cho dù là LÃNH ĐẠO hay QUẢN LÝ, huấn luyện nội bộ hay chuyên nghiệp, có một số kỹ năng chính mà chúng ta cần phát triển để huấn luyện một cách hiệu quả. Qua bài viết này, chúng ta sẽ đến với 8 kỹ năng cần hoàn thiện để trở thành một một nhà Quản lý với năng lực huấn luyện giỏi và tạo nên kết quả vượt trội.
#1 Lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe, một trong những yếu tố cần thiết để huấn luyện nhân viên. Chúng ta không thể trở thành nhà huấn luyên giỏi nếu thiếu đi lắng nghe. Lưu ý một điều, lắng nghe không đơn giản chỉ là hiểu được những gì đang được nói. Lắng nghe cũng có nghĩa là thấu hiểu được những gì không được nói.
Đây là kỹ năng thực sự có thể giúp đỡ người được huấn luyện, bằng cách lắng nghe được những câu hỏi sâu sắc về những gì có thể đang xảy ra cho nhân viên. Việc lắng nghe sẽ giúp cho người huấn luyện và đối tượng được huấn luyện được hiểu nhau hơn, thể hiện sự tôn trọng.
#2 Đặt câu hỏi
Kỹ năng Đặt câu hỏi có rất nhiều cách khác nhau có thể được sử dụng. Những câu hỏi hay nhất là những câu đưa ra cái nhìn sâu sắc về đối tượng mà chúng ta đang huấn luyện. Để việc huấn luyện hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta, cần phải sử dụng những câu hỏi mở. Tuy nhiên, trong thực tế, câu hỏi đóng luôn luôn mang lại hiệu quả, để làm rõ mọi thứ hoặc thăm dò các thông tin để đào sâu hơn.
#3 Xây dựng mối quan hệ
Đây là kỹ năng chúng ta cần có trước tiên, vì để huấn luyện thành công, sự tin tưởng là yếu tố then chốt. Quá trình huấn luyện sẽ không hoạt động hiệu quả, trừ khi chúng ta tạo ra một mối quan hệ tốt ngay từ đầu và nó nên được duy trì xuyên suốt trong quá trình huấn luyện. Một số điều quan trọng để xây dựng mối quan hệ đó là sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, ngữ điệu,..
Chúng ta có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ với nhân viên bằng một nụ cười, giọng nói nhẹ nhàng. Chúng ta cũng có thể nhẹ nhàng kết hợp và phản chiếu ngôn ngữ cơ thể của nhân viên.
#4 Dẫn dắt vào buổi trao đổi
Với nhiệm vụ của một người huấn luyện, chúng ta phải dẫn dắt nhân viên luôn đi đúng hướng trong buổi trao đổi, không nên biến thành một cuộc thảo luận hay buổi trò chuyện không chủ đề. Điều quan trọng nữa là đảm bảo nhân viên không lạc đề hoặc bị cuốn vào quá nhiều chi tiết.
#5 Thể hiện sự đồng cảm
Sự đồng cảm có thể được định nghĩa là việc chúng ta đặt mình vào vị trí hay góc nhìn của người khác. Daniel Goleman, một tác giả và nhà báo khoa học tuyên bố “thấu cảm là kỹ năng quan trọng nhất của con người”. Ông nói rằng sự đồng cảm là một kỹ năng giao tiếp quan trọng , nhưng cũng có thể dễ dàng bị lãng quên. Bởi vì con người chúng ta tập trung vào những gì nên làm trong một tình huống, thay vì nghĩ đến cảm giác của người khác.
Trong mối quan hệ huấn luyện, tác dụng của sự đồng cảm sẽ giúp chúng ta hiểu được nhu cầu của nhân viên, thể hiện sự thấu hiểu về quan điểm và cảm xúc của họ. Cũng nên lưu ý rằng đồng cảm khác với cảm thông. Khi đồng cảm, chúng ta hòa làm một với nỗi đau khổ của người đó. Đặt mình vào vị trí và tưởng tượng những gì họ đã trải qua. Ngược lại, cảm thông là thương cảm hoặc đau khổ cho những khó khăn mà người khác đang trải qua.
#6 Tóm lược và khuyến khích suy ngẫm
Tóm tắt ở trong trường hợp huấn luyện có nghĩa là lặp lại những gì nhân viên đã trình bày, lấy những điểm chính nhận được và nhắc lại chúng. Thực hiện một cách hợp lý và rõ ràng, chúng ta mang lại cho nhân viên một cơ hội để sửa nếu cần thiết. Tóm tắt rất hữu ích, vì kỹ năng này giữ cho nhân viên tập trung vào vấn đề và suy nghĩ tiến trình của họ cho đến nay.
Suy ngẫm có nghĩa là lặp lại chặt chẽ những gì mà nhân viên đã trao đổi để thể hiện sự hiểu biết. Suy ngẫm là một kỹ năng tốt có thể củng cố những dòng tư duy của đối tượng huấn luyện. Kỹ năng này cho phép chúng ta “lùi lại” và nhìn nhận một vấn đề theo cái nhìn khách quan.
#7 Khai phá năng lực chưa bộc lộ
Mục tiêu lớn nhất và giá trị nhất của huấn luyện chính là giúp nhân viên phát triển những năng lực mà họ chưa từng thể hiện. Việc này không chỉ tạo động lực, sự hứng khởi trong công việc mà còn giúp mỗi nhân viên gia tăng toàn diện các kỹ năng cần thiết.
Thông qua các hoạt động như: đặt câu hỏi, thử thách với công việc mới, xử lý các tình huống bất ngờ,… sẽ nhà quản lý khai phá năng lực chưa bộc lộ của nhân viên hiệu quả.
#8 Đưa ra phản hồi
Một trong những yếu tố cần có trong quá trình huấn luyện đó là phản hồi và tốt nhất nên làm việc này thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời. Đôi khi nhân viên sẽ không nhìn thấy được những vấn đề họ mắc phải và mọi người xung quanh cũng không nhắc nhở. Là một người cấp trên, huấn luyện viên, nhà quản lý có một vị trí đặc quyền trong lòng nhân viên. Nhân viên sẽ tin cậy chúng ta có thể chỉ ra những điều này cho họ, vì vậy nhận được sự đồng thuận và giúp họ giải quyết các vấn đề của mình.
Tóm lại, mỗi nhà Quản lý phải là một huấn luyện viên giỏi, vì chỉ như vậy, họ mới có thể dễ dàng hoàn thành mục tiêu của đội ngũ cũng như phát triển tối đa năng lực của nhân viên. Để làm được điều đó, mỗi nhà huấn luyện hay nhà quản lý cần hoàn thiện 8 kỹ năng cốt lõi được nêu trên.
Hiểu được điều ấy, tại VMP chúng tôi tạo nên khóa Đào tạo Eight-Skill Coaching For Managers, giúp mỗi nhà Quản lý tập trung phát triển và hoàn thiện 8 kỹ năng này để làm tốt vai trò “huấn luyện”. Bạn có thể tham khảo thông tin chương trình tại đây: https://coachingskills.vn/manager/