5 BƯỚC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH “ON-THE-JOB TRAINING” HIỆU QUẢ BẰNG MÔ HÌNH ADDIE

On The Job Training

Chương trình “On-The-Job Training” sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí tuyển dụng và đào tạo. Sau khi nhận được câu hỏi từ nhiều Doanh nghiệp Khách hàng về một quy trình triển khai, chúng tôi soạn và điều chỉnh 5 bước “ADDIE” trở nên phù hợp với hình thức này.

ADDIE được viết tắt bởi Analysis, Design, Development, Implementation, Evaluation. Trước hết, người phụ trách đào tạo cần phân tích mục tiêu. Sau đó là thiết kế chương trình. Kế đến là Phát triển, Triển khai. Và cuối cùng là đánh giá hiệu quả sau chương trình. Hãy đến với phần phân tích chi tiết sau:

1/ Analysis: Phân tích mục tiêu chương trình

Bước Phân tích (Analysis) yêu cầu bạn phải tìm ra: Nhu cầu về đào tạo của Nhân viên; Kiến thức hiện tại của họ; Hình thức đào tạo phù hợp với họ; Kỳ vọng của Nhân viên về việc đào tạo tại Doanh nghiệp; Nguồn lực có sẵn; Nguồn lực cần bổ sung để triển khai đào tạo.

Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu dài hạn của Doanh nghiệp để có chiến lược phù hợp ở bước Phân tích. Mục tiêu có phải là gia tăng hiệu suất? Lợi nhuận? Sự trung thành của Nhân viên? Danh tiếng của thương hiệu trong cộng đồng khách hàng mục tiêu? Tăng trưởng doanh thu và số lượng Nhân viên? Hãy viết xuống giấy những mục tiêu liên quan và giữ sự liên hệ với các bước thực hiện chương trình On-The-Job Training.

Analysis - Phân tích mục tiêu chương trình On-The-Job Training
Analysis – Phân tích mục tiêu chương trình On-The-Job Training

Kế đến, hãy liệt kê các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ, kiến thức, kỹ năng cứng và mềm phù hợp cho từng công việc. Bạn cần xác định “bức tranh” về một Nhân viên hình mẫu cho từng vị trí. Sau đó, hãy xác định năng lực, kiến thức hiện tại của từng Nhân viên để tìm những thiếu sót cần đào tạo.

2/ Design: Thiết kế chương trình

Bước này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu hình thức triển khai lẫn tài liệu phù hợp nhất với nhu cầu và phong cách tiếp thu của Học viên. Đặc biệt về phong cách tiếp thu kiến thức. Bạn xác định phong cách tiếp thu phổ biến của từng nhóm Học viên.

Về cơ bản, có 04 loại phong cách tiếp thu: Doing (Thực hành thông qua công việc thực tế hoặc giả lập); Feeling (Cảm nhận khi giam gia các hoạt động nhập vai, thảo luận nhóm, chia sẻ); Thinking (Suy nghĩ dựa trên các hoạt động độc lập, đọc tài liệu, bài kiểm tra); Observing (Nghiên cứu thông qua việc tham gia các buổi giảng hay thảo luận).

Xem thêm: Tư duy thiết kế

Design - Thiết kế chương trình
Design – Thiết kế chương trình

Ví dụ, bạn có thể cho phép từng Nhân viên vừa gia nhập công ty được lựa chọn hình thức thực hiện bài viết, vấn đáp hoặc nhập vai để kiểm tra trước On-The-Job Training.

3/ Development: Phát triển chương trình

Đến bước này, bạn đã xác định “bức tranh” chung của chương trình On-The-Job Training. Công việc tiếp theo là lập nên danh sách các tài liệu liên quan phù hợp với mục tiêu đào tạo. Ví dụ như: Sổ tay kiến thức cơ bản; Tư liệu trực tuyến; Phần mềm hỗ trợ;…

Một yếu tố quan trọng nữa trong quá trình phát triển chương trình là xác định tần suất triển khai. Các chương trình này không phải chỉ diễn ra một lần mà là định kỳ tùy thuộc vào mục đích như: Phát triển kiến thức về chính sách công ty; Cách làm việc trong dây chuyền sản xuất; Cách phản hồi với khách hàng; Cập nhật cách sử dụng công nghệ mới;…

Development - Phát triển chương trình
Development – Phát triển chương trình

Ngoài ra, hãy tìm hình thức kiểm tra sau chương trình phù hợp với từng người như: Mô phỏng lại nghiệp vụ; Thực hiện bài kiểm tra; Nhập vai trong tình huống cụ thể.

4/ Implement: Triển khai chương trình

Bước triển khai chương trình được xem là khó nhất trong quy trình này. Bạn cần phải lựa chọn Giảng viên tốt nhất cho chương trình (Quản lý, Đồng nghiệp, Mentor, Chuyên gia). Ngoài ra, việc thuê ngoài các Giảng viên đủ năng lực sẽ là lựa chọn tối ưu nếu nguồn lực nội bộ không đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Đặc biệt trong trường hợp cần triển khai hệ thống thiết bị, phần mềm đòi hỏi kỹ thuật xử lý cao.

Lưu ý, học viên cần phải xác định rõ mục tiêu và lịch trình cũng như yêu cầu kiến thức, kỹ năng tối thiểu để tham gia chương trình. Tiếp đến là chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị phần mềm và nơi tổ chức để phục vụ hiệu quả nhất cho chương trình.

Implement - Triển khai chương trình
Implement – Triển khai chương trình

5/ Evaluation: Đánh giá hiệu quả chương trình

Cách tốt nhất để đánh giá hiệu quả chương trình là dùng bảng khảo sát (ẩn danh người điền) trong và ngay sau chương trình. Trong một số khóa cần thời gian dài vận dụng để kiểm chứng, bạn có thể khảo sát sau vài tháng kể từ thời điểm chương trình diễn ra.

Các thông tin trên được trích từ Train The Training Manager – một trong những khóa ĐÀO TẠO NGHỀ thành công nhất của VMP Academy. Chương trình giúp bạn hiểu đúng vai trò, nghiệp vụ của người quản lý đào tạo chuyên nghiệp. Đặc biệt, bạn sẽ được “cầm tay chỉ việc” thực hành các biểu mẫu, công cụ quan trọng – đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm quản lý đào tạo của chuyên gia tại những tập đoàn đa quốc gia.

Đặc biệt, nhà Quản lý nếu muốn có một chương trình “On-The-Job Training” thành công và giúp Nhân viên tối đa hóa hiệu suất làm việc trong dài hạn thì kỹ năng huấn luyện, kèm cặp là rất quan trọng. Tại VMP Academy, chúng tôi đang tổ chức một chương trình chuyên sâu “Kỹ năng Huấn luyện và Kèm cặp Nhân viên”- “Coaching Skills For Manager”.

Thông tin chương trình: https://coachingskills.vn/ky-nang-huan-luyen-va-kem-cap-nhan-vien/

Nếu cần sự tư vấn, quý vị liên hệ ☎ Hotline: 1800.6981