04 LÝ DO CẦN PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP | Coaching Skills

Chiến lược, kế hoạch, phương pháp hay mô hình là những yếu tố thường được chú trọng khi bắt đầu tổ chức một chương trình nâng cao năng lực cho nhân viên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp tổ chức đào tạo thường xuyên nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu trả lời cho vấn đề này đó là “chương trình đào tạo chưa đáp ứng đúng nhu cầu đào tạo”. Nguyên nhân sâu xa là bởi bạn chưa thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo.

Vậy thì, phân tích nhu cầu đào tạo là một cơ hội tuyệt vời để bạn đạt được mong đợi về mục tiêu của công ty và nhân viên. Hãy cùng đọc bài viết để nắm rõ tầm quan trọng của hoạt động này.

1. Phục vụ cho mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp

Một chương trình đào tạo thành công không những phải đáp ứng khả năng của nhân viên, mà nó còn phải liên kết với tất cả các chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp. Tương tự như việc bạn mặc một bộ đồ ngủ đi dự đám cưới, đào tạo mà không liên kết thì dù bạn có tổ chức chương trình ấy nhiều lần, kết quả cũng sẽ không khả quan, nó chỉ khiến bạn thêm tốn kém và phí thời gian.

Để làm được việc này, bạn cần nắm rõ thứ mà công ty cần là gì, chiến lược doanh nghiệp ra sao và những năng lực nào mà nhân viên cần có để phục vụ cho việc hoàn thành mục tiêu đó. Đồng thời, bạn cũng cần xem xét lại những chương trình đã và đang diễn ra có còn đáp ứng với chiến lược hay không, nếu không, bạn hoàn toàn có thể xóa bỏ nó.

Đào tạo phải đi đôi với mục tiêu và chiến lược doanh nghiệp. Phân tích đào tạo giúp bạn đáp ứng được tiêu chí này.
Đào tạo phải đi đôi với mục tiêu và chiến lược doanh nghiệp. Phân tích đào tạo giúp bạn đáp ứng được tiêu chí này.

2. Xác định và lấp đầy “GAP” trong năng lực của nhân viên

Có thể ví khoảng trống kiến thức như những lỗ hổng trên mái nhà của bạn. Mái nhà là nơi tiếp xúc nhiều nhất với thời tiết nên sẽ dễ hư hỏng nếu không kiểm tra định kỳ. Một lỗ hổng nhỏ sẽ có thể dễ dàng trám lại. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời, lỗ hổng đó sẽ lớn dần theo gian, như vậy chúng ta sẽ phải tốn một khoảng kinh phí rất lớn để lấp đầy chúng, thậm chí phải đập đi xây lại. 

Như vậy, phân tích nhu cầu đào tạo là cơ hội để bạn tiếp cận lỗ hổng một cách “chủ động”, trước khi nó tự xuất hiện và trở thành vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng toàn bộ quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình này còn cho phép bạn xem xét những kỹ năng nào còn thiếu của nhân viên và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các chương trình đào tạo cho phù hợp.

Cơ hội lấp đầy lỗ hổng kiến thức cho nhân viên.

3. Phân tích nhu cầu đào tạo là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo

Ngoài việc liên kết với chiến lược doanh nghiệp, chương trình đào tạo còn phải gắn liền với mục tiêu kinh doanh của công ty hoặc những kế hoạch ngắn hạn sẽ được thực hiện trong thời gian gần. Nó giống như việc bạn suy nghĩ nên mua bao nhiêu thực phẩm cho một tuần. Nếu mua quá nhiều, đồ ăn rất dễ bị hư, còn nếu mua ít thì bạn sẽ không đủ để sử dụng. Đây cũng là cơ sở để bạn lập kế hoạch đào tạo ít tốn kém mà vẫn đạt hiệu quả cao.  

Hơn thế nữa, phân tích nhu cầu còn giúp chúng ta xác định chương trình đào tạo đó có phù hợp với thị trường và xu hướng hay không. Ví dụ cụ thể, trong thời đại số hóa, việc cập nhật kỹ năng về công nghệ thông tin cho nhân viên là điều bắt buộc, nếu không bổ sung kịp thời kỹ năng này, đội ngũ của bạn dễ bị đào thải khỏi thị trường. Đây cũng là cách để bạn thu hút nhân tài và giữ chân họ, vì cơ hội phát triển bản thân là một  trong những động lực làm việc của nhân viên

Phân tích nhu cầu đào tao giúp xây dựng kế hoạch đào tạo hiệu quả.
Phân tích nhu cầu đào tao giúp xây dựng kế hoạch đào tạo hiệu quả.

4. Đảm bảo người học hài lòng với chương trình đào tạo

Điều cuối cùng mà phân tích nhu cầu đào tạo đem lại cho bạn là sự phù hợp của khóa học đối với từng cá nhân. Quan tâm mức độ hài lòng của người học trong quá trình đào tạo sẽ giúp ích rất lớn đến tinh thần và năng suất của họ khi tham gia. Nếu khóa học không phù hợp, người học dễ rơi vào chán nản, buồn ngủ và không có động lực học tập.

Hơn thế nữa, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận thức được tất cả tiềm năng mà đội nhóm của bạn sở hữu, đặc biệt là ở những doanh nghiệp lớn với số lượng nhân viên đông đảo. Các kỹ năng mềm của nhân viên có thể tồn tại từ những khóa đào tạo họ đã tham gia ở công ty cũ, hoặc chính bản thân họ tự học. Phân tích nhu cầu đào tạo sẽ giúp bạn không bỏ sót những tiềm năng này và sử dụng chúng hợp lý, tránh đào tạo lặp lại và kích thích tư duy người học vào những cái mới hơn, sáng tạo hơn.

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là một phần trong phân tích nhu cầu đào tạo.
Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là một phần trong phân tích nhu cầu đào tạo.

Tạm kết về phân tích nhu cầu đào tạo

Chu trình của một khóa đào tạo thành công thường là đi từ đánh giá và phân tích nhu cầu đào tạo để lên chiến lược phù hợp với mục tiêu của công ty, cho đến việc lập kế hoạch, triển khai, đo lường hiệu quả chương trình đào tạo. Cuối cùng là xây dựng thành công “Văn hóa học tập chủ động” cho doanh nghiệp. 

Qua đó, bạn có thể thấy rằng việc phân tích đóng vai trò rất quan trọng vì nó là công việc đầu tiên phải thực hiện. Tuy nhiên, làm sao để phân tích nhu cầu doanh nghiệp, làm sao để biết đâu mới là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc tìm kiếm chương trình đào tạo phù hợp. Tất cả sẽ được bật mí trong “Training Manager và 7 ngộ nhận” – quyển sách  dành cho nhà quản lý đào tạo tại Việt Nam.

Thông tin chi tiết và đặt sách: https://vmptraining.com/

Share via
Copy link
Powered by Social Snap