COACHING – ĐIỀU KIỆN CẦN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ THÀNH CÔNG

Coaching (còn gọi là huấn luyện) là một khái niệm đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu. Lâu ở đây là vì chúng ta được thường nghe từ huấn luyện nhiều nhất ở trong Thể thao hoặc quân sự, những ngành nghề có sự mật thiết trong đời sống. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đa dạng hóa của xã hội ngày nay, Coaching đã có mặt ở trong công việc, năng lực bản thân, mối quan hệ,…Cụ thể hơn ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu là Coaching và tác động của huấn luyện đến với một nhà quản trị.

Thế nào là Coaching?

Theo định nghĩa Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế (ICF), Coaching (hay còn được gọi là huấn luyện hoặc kèm cặp, hướng dẫn) là sự hợp tác giữa 2 bên trong quá trình làm việc chung. Qua huấn luyện, người được “coaching” sẽ gia tăng được khả năng sáng tạo, thúc đẩy tư duy, phát triển kỹ năng chuyên môn giúp tối đa hóa tiềm năng cá nhân. Từ đó, vận dụng vào trong công việc hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Coaching – Huấn luyện

Hiện nay, Coaching ngày càng có mặt nhiều hơn trong môi trường công sở, một nơi tưởng chừng không có quá nhiều điều hay lượng thời gian để dùng huấn luyện. Thế nhưng, thực tế Coach đang có “đất dụng võ” tại các doanh nghiệp. Và người hay sử dụng cũng như dùng huấn luyện tốt nhất chính là các nhà quản lý.

Nhà quản trị có thực sự cần đến huấn luyện?

Khối lượng công việc một ngày của nhà quản lý là rất lớn, vừa phải giám sát nhân viên vừa phải thực thi nhiệm vụ của mình. “Cầm tay chỉ việc” là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc của nhiều nhà quản lý, đó cũng là cách triệt tiêu khả năng làm việc, năng suất, sáng tạo của nhân viên. Về lâu dài, dành quá nhiều thời gian để hướng dẫn như thế, khiến nhà quản lý ngập trong công việc cũng như không mang lại giá trị nào cho nhân viên cả.

Coaching – 1 trong những vai trò quan trọng của người quản lý

Sử dụng huấn luyện là giải pháp vô cùng hữu hiệu vừa giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian vừa tạo điều kiện cho trau dồi thêm kiến thức và phát triển kỹ năng mới, từ đó nâng cao năng suất lao động. Khi ứng dụng Coaching, người quản lý đóng vai trò như người gợi mở để nhân viên có thể thoải mái phát triển tư duy, trình bày sáng kiến của mình. Nhà quản lý chỉ cần đưa ra giải pháp và cung cấp nguồn thông tin để nhân viên khám phá những điều tốt nhất phục vụ cho công việc

Bên cạnh đó, việc phản hồi và đặt câu hỏi cần thực hiện thường xuyên để đảm bảo mỗi nhân viên luôn nắm mục tiêu, yêu cầu và quy trình làm việc.

Cách để Huấn luyện một cách bài bản

# Bước 1: Xác định đúng công việc cho từng nhân viên

Xác định đúng công việc

Căn cứ vào điểm mạnh – điểm yếu, năng lực của từng nhân viên mà nhà quản lý phân chia và sắp xếp công việc thành những phần tương ứng kèm theo một bài huấn luyện được giao cho họ. Tất nhiên, bạn cần xác định thời gian dự kiến và mục tiêu cần đạt cho mỗi cá nhân tùy theo tính chất công việc.

# Bước 2: Hướng dẫn lý thuyết có chia sẻ thêm kinh nghiệm

Khi cung cấp, chia sẻ các kiến thức về lý thuyết, nhà quản lý cần sự linh hoạt, lồng ghép cả những kinh nghiệm riêng của mình và truyền tải đến nhân viên lòng hăng hái muốn hoàn thành nhiệm vụ. Đây là bước cực kì quan trọng trong việc huấn luyện nhân viên.

# Bước 3: Thực hành làm mẫu

Mọi vấn đề nhà quản lý đưa ra sẽ khó thuyết phục, không được sự đồng tình hoàn toàn nếu không làm thử trước nhân viên. Đồng thời, việc này cũng giúp nhân viên có thể xem trực tiếp để hình dung lý thuyết được triển khai trong thực tế ra sao, giải đáp các thắc mắc của họ trước khi tự làm. Tới lúc này, người quản lý cần theo sát, chú ý tới các chi tiết nhỏ nhất để tạo thói quen tốt cho các nhân viên.

# Bước 4: Cho nhân viên thực hành

Đây là giai đoạn nhân viên tự thực hiện công việc để có thể đúc kết và rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân. Lúc này, quản lý chỉ cần theo dõi tiến độ và kết quả công việc, nên can thiệp ở những thời điểm cần thiết.

# Bước 5: Thảo luận giữa hai bên

Huấn luyện là sự tương tác giữa hai phía

Khi nhân viên đã tiếp thu và thành thạo được kỹ năng mới, quản lý cùng với họ xem xét lại quá trình học hỏi và luyện tập để kích thích khả năng sáng tạo. Đây cũng là cách để động viên nhân viên tìm cách mới nhằm thực hiện công việc được nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Phân biệt ranh giới Coaching – Training

Chúng ta vẫn hay nhầm lẫn hoặc đánh đồng Coaching – Traning là 1 dẫn đến việc năng lực và động lực làm việc của đội nhóm thường không ổn định. Để làm sáng tỏ 2 vai trò này, VMP đưa ra 3 sự khác biệt rõ rệt giữa hai hoạt động này:

3 sự khác biệt của Training – Coaching

Đối tượng thụ hưởng

Đây là điểm làm rõ sự khác biệt giữa cả hai. Đào tạo là hoạt động giảng dạy các kỹ năng, kiến thức cụ thể giúp Học viên hiểu và có thể sử dụng để làm việc. Hoạt động này dành cho những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm hoặc một quy trình, phương pháp hoạt động hoàn toàn mới tại doanh nghiệp.

Còn với Huấn luyện, đây là hoạt động tạo điều kiện để thúc đẩy suy nghĩ và tạo động lực giúp nhân viên chủ động thay đổi, phát triển kỹ năng. Giai đoạn này thường là hoạt động trong đào tạo. Quá trình huấn luyện được diễn ra khi nhân viên đã biết cách làm tuy nhiên, họ cần được kèm cặp, phản hồi từ Quản lý trực tiếp để kết quả tốt hơn.

Hình thức thực hiện

Ở Training, chúng ta thường tập trung nhiều Học viên tham gia (trung bình từ 10 – 30 người/ lớp). Tại các lớp Training, mục tiêu hướng đến việc đồng bộ các kỹ năng, kiến thức cho một nhóm đối tượng nhất định. Đây còn là cơ hội để mọi người từ các phòng ban có cơ hội được tương tác và giao lưu cùng nhau.

Huấn luyện khác với Đào tạo, hoạt động này hướng vào từng cá nhân cụ thể và riêng biệt. Thông thường, hoạt động huấn luyện thường diễn ra tại doanh nghiệp, nơi làm việc, trong các buổi họp cá nhân.

Thời gian thực hành kỹ năng

Với các buổi Đào tạo, thời lượng giao động từ 2 đến 3 buổi, vì vậy thời gian thực hành thường bị giới hạn. Tùy theo phương pháp đào tạo sẽ khắc phục một phần nhược điểm này. Tuy nhiên, để có thể vận dụng một cách thành thạo và chuyên nghiệp hơn thì còn hạn chế, bất cập xảy đến. Các khóa Đào tạo thường hướng đến việc cung cấp các kỹ năng, kiến thức nền tảng cho người tham giap.

Việc học và làm cần song hành với nhau

Huấn luyện là công cụ hiệu quả giúp nhân viên phát triển năng lực sau đào tạo. Việc lắng nghe và đặt câu hỏi giúp nhân viên thay đổi tư duy, hành vi, gia tăng động lực làm việc hiệu quả.

Những thông tin các bạn vừa đọc qua chỉ là một trong những phần trích dẫn trong chương trình huấn luyện Eight – Skill Coaching for Manager. Để biết thêm thông tin chi tiết về nội dung chương trình huấn luyện này hãy click ngay: http://www.kynanghuanluyen.com hoặc 1800.6981 để liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn kĩ hơn nhé.