KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN DÀNH CHO QUẢN LÝ MỚI

Khi bạn trở thành quản lý và nhận thấy huấn luyện chính là cách để phát triển đội ngũ của mình nhưng kinh nghiệm lại không có. Bạn đăng ký tham gia các khóa đào tạo về “Coaching”, thế nhưng hiệu quả mang lại không thực sự cao như mong đợi. Thế là bạn vẫn “giậm chân tại chỗ” trong việc huấn luyện. Nếu vẫn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp hãy đọc qua những lời khuyên sau đây của VMP.

Tham khảo khóa học  Eight Skills Coaching For Manager : Tại đây

#1 Đừng ôm việc, hãy giao việc

Thông thường những nhà quản lý mới nhậm chức cũng như bắt đầu huấn luyện có xu hướng dành hết mọi công việc cho bản thân. Bởi vì cho rằng công việc chỉ hoàn thành khi ở trong tay mình. Song trên thực tế nhà quản lý không bao giờ đủ sức lực và thời gian để ôm hết mọi việc. Thậm chí có những công việc đòi hỏi chi tiết sẽ khiến nhà quản lý không thể đủ thời gian để điều phối guồng máy chung.

Đồng thời, bạn “tranh” việc với nhân viên chỉ khiến họ thui chột tài năng, động lực ngày càng giảm. Một đội ngũ “sếp bận bịu, nhân viên an nhàn” chẳng thể thành công. Vì vậy giao việc cho nhân viên chính là cách giúp bạn vừa giảm tải áp lực cũng như huấn luyện đội ngũ một cách thực tế nhất.

kinh nghiệm huấn luyện quản lý
Đừng ôm việc, hãy giao việc

Bạn cảm thấy khó khăn khi giao việc cho nhân viên. Nhưng hãy nhớ, bạn đang làm và vận hành cả một đội. Đồng thời khi ủy thác cho nhân viên thực hiện công việc, nhà quản lý tuyệt đối không rút lại quyết định của mình, cho dù họ làm chưa đạt. Thay vào đó, nhà quản lý hãy cùng họ tìm ra những điểm sai sót và khắc phục chúng. Đó giải pháp rất tốt vừa giúp nhân viên phát triển cũng như gắn kết cả đội với nhau.

#2 Đặt câu hỏi – Câu trả lời của mọi vấn đề

Với vị trí của mình, không ít quản lý muốn nói, muốn trình bày hơn là hỏi hay lắng nghe nhân viên. Nếu nói với nhân viên, về cơ bản nhà quản lý cung cấp cho cấp dưới những chỉ dẫn cần phải thực hiện. Nhân viên có thể hiểu hoặc chưa, và điều thường thấy là họ vẫn thực hiện công việc, không hỏi lại nhà quàn lý. Điều này dẫn đến những bất cập, phát sinh mà đáng lý có thể giải quyết nếu nhân viên làm rõ ngay từ ban đầu.

kinh nghiệm huấn luyện quản lý
Đặt câu hỏi – Giải quyết mọi vấn đề

Hãy dành thời gian trao đổi 1:1 với nhân viên và hỏi họ sẽ ưu tiên xử lý những công việc nào trước nếu ở vị trí của bạn. Thay vì giảng một “núi” lý thuyết cho nhân viên, hãy sử dụng các câu hỏi để hướng họ cùng suy nghĩ đến bối cảnh công việc, các vấn đề, các giải pháp chung nên có… Điều này gia tăng tinh thần tham gia của nhân viên vào công việc chung nhiều hơn.

Đặt các câu hỏi giúp nhân viên đi vào một “con đường” suy nghĩ dẫn đến kết luận và quyết định hiệu quả. Chính vì thế, việc đặt một loạt câu hỏi mở để hướng dẫn nhân viên theo một luồng lý luận cụ thể là cách vô cùng mạnh mẽ để huấn luyện nhân viên.

#3 Lắng nghe sâu

Hãy luyện tập lắng nghe sâu để không xao nhãng hay cắt ngang dòng trình bày của người nhân viên. Nhân viên của bạn là những “màu sắc” khác nhau, chính vì thế để hiểu tất cả hãy lắng nghe.  Nhà quản lý nên luyện tập lắng nghe không định kiến để tiếp nhận những ý kiến khác biệt mà các thành viên chia sẻ với bạn. Lắng nghe sâu giúp nhà quản lý thấu hiểu được ước vọng, mong muốn trong công việc của nhân viên. Nhân viên cảm thấy được có sự tôn trọng của cấp trên khi lắng nghe mình nói, từ đó mối liên kết giữa hai bên thêm gắn kết. Điều quan trọng là nhân viên phải biết cấp trên quan tâm chân thành, đủ lắng nghe những gì họ trình bày và khuyến khích chia sẻ ý kiến.

Kinh nghiệm huấn luyện quản lý
Lắng nghe sâu

Nhân viên chỉ hiểu nhanh nhất và vận dụng hiệu quả nhất bằng giao việc, họ có thể tự tìm kiếm lời giải đáp qua những câu hỏi hay và một khả năng thấu hiểu của người quản lý. Hiện tại, nếu quá bận rộn, điều đó chứng tỏ bạn chưa sở hữu một đội ngũ giỏi. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian (có thể cuối ngày) huấn luyện nhân viên. Nhân viên đánh giá cao nhà quản lý dành thời gian để hướng dẫn cho họ cách làm.

Kinh nghiệm huấn luyện quản lý