Động viên Nhân viên hiệu quả giúp đội ngũ có nguồn năng lượng cao, văn hóa tích cực và kết quả kinh doanh sẽ trở nên vượt trội. Theo một khảo sát từ Gallup, 75% Nhân viên nghỉ việc không phải vì “muốn thoát khỏi” công việc mà là người Quản lý trực tiếp. Nhà Quản lý thiếu kỹ năng cũng là lý do hàng đầu gây hiện tượng nhân viên nghỉ việc.
Một trong những yếu tố dẫn đến việc này là nhà Quản lý không biết cách động viên nhân viên. Nhà Quản lý có thể triển khai 04 “tuyệt chiêu” sau: Huấn luyện nhân viên hiệu quả; Trở thành hình mẫu phấn đấu của đội ngũ; Phát triển môi trường làm việc tích cực; Giao tiếp cởi mở với nhân viên.
Nội dung bài viết:
Huấn luyện nhân viên hiệu quả
Kỹ năng Huấn luyện Nhân viên là một trong những yếu tố hình thành nên chân dung nhà Quản lý chuyên nghiệp. Khi sở hữu kỹ năng này, nhà Quản lý sẽ có nhiều cơ hội để thường xuyên động viên nhân viên ở những buổi huấn luyện. Nếu nhà Quản lý có kỹ năng và ứng dụng tốt việc huấn luyện thì sẽ tạo một “bước chuyển đáng kể” trong sự nghiệp:
Dịch chuyển từ phong cách “Quản lý nhóm” sang “Huấn luyện nhóm”
Một số ưu thế của phong cách “Huấn luyện nhóm” là: Phá vỡ kết cấu cấp bậc, đối thoại bình đẳng; Hiểu rõ tâm lý và hành vi của Nhân viên; Khai tác tối đa tiềm năng của Nhân viên; Duy trì động lực thông qua sự động viên thường xuyên tại những buổi huấn luyện.
Trở thành hình mẫu phấn đấu của đội ngũ
Là một người Quản lý, việc trở thành hình mẫu phấn đấu của đội ngũ là rất quan trọng. Đây là nhân tố quan trọng động viên nhân viên để làm việc hiệu quả hơn. Vì nếu Nhân viên tôn trọng, theo đuổi hình mẫu mà người Quản lý xây dựng thì hiệu suất công việc của đội ngũ sẽ tăng nhanh vượt trội. Cũng theo quan điểm của Jim Rohn:
“Bạn muốn trở thành nhà Quản lý có thể thu hút được nhân tài? Hãy trở thành một nhân tài.”
Hãy tìm cơ hội để thực hiện công việc một cách xuất sắc trước mặt đội ngũ. Hãy cho họ thấy nhà Quản lý có đủ năng lực để dẫn dắt và chịu trách nhiệm về kết quả của tập thể. Nhưng trong nhiều tình huống, hãy để Nhân viên hoàn thành công việc theo cách thức phù hợp với năng lực của họ.
Phát triển môi trường làm việc tích cực
Ngoài động viên nhân viên, một môi trường làm việc tích cực có nhiều tác dụng khác. Ví dụ như tăng hiệu suất, phát triển tinh thần, gắn kết và làm việc nhóm. Vì tư duy con người cần nhiều thời gian để thay đổi nên cách nhanh nhất là tuyển dụng những nhân viên có sẵn sự tích cực và cắt giảm thành viên tiêu cực. Cách này tuy nhanh nhưng lại hao tổn về mặt tài chính.
Một cách dễ thực hiện hơn để tạo môi trường làm việc tích cực là tuyên dương cá nhân công khai và phê bình “kín đáo”. Ngoài ra, hãy tập thói quen của bản thân về việc nhìn nhận bất kỳ một sự việc nào bằng nhiều góc độ có cả ưu và nhược điểm. Khi đó, cả bản thân và đội ngũ nhân viên sẽ có một môi trường làm việc tích cực.
Giao tiếp cởi mở với nhân viên
Một nhà Quản lý có khả năng giao tiếp cởi mở với Nhân viên sẽ có được niềm tin của đội ngũ. Nhân viên sẽ tôn trọng và thoải mái hơn khi chia sẻ các khó khăn của bản thân cho nhà Quản lý. Đó là lý do kỹ năng giao tiếp trở nên rất quan trọng trong việc thấu hiểu đội ngũ. Từ đó có thể động viên nhân viên hiệu quả.
Nếu có thể, nhà Quản lý hãy thiết lập các cuộc họp định kỳ hàng tuần để đội ngũ chia sẻ về những vấn đề gặp phải với nhau. Hoặc đối với những nhân viên thích sự riêng tư thì hãy họp 1-1 để giao tiếp hiệu quả. Hãy cố gắng trở thành người bạn thân thiết đang tin tưởng để Nhân viên thoải mái chia sẻ. Đôi khi Nhân viên chỉ cần một người biết lắng nghe là có đủ động lực để làm việc.
Ngoài ra, nhà Quản lý chuyên nghiệp cần có những tư duy, kỹ năng, phẩm chất nhất định. Vì vậy, chúng tôi soạn bài viết “CHÂN DUNG NHÀ QUẢN LÝ THẾ HỆ MỚI: SỰ PHA TRỘN GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI”. Hãy tham khảo và ứng dụng.