Ngày nay, thời đại 4.0 với chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng trong tất cả lĩnh vực cuộc sống, doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hoá học tập và chia sẻ mới có thể thích ứng được với sự biến đổi này. Vậy làm thế nào để thúc đẩy nhân viên nâng cao tinh thần phát triển và tiếp thu kiến thức mới trong quá trình làm việc? Cùng đọc bài viết và tìm hiểu 7 hoạt động nâng cao “Văn hóa học tập và chia sẻ trong doanh nghiệp” nhé.
Nội dung bài viết:
1. Tổ chức chương trình đào tạo xây dựng văn hoá học tập và chia sẻ
Đào tạo không phải hoạt động quá mới lạ trong môi trường doanh nghiệp. Ngày nay, rất nhiều công ty dành ngân sách để nhân viên tham gia các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và đồng bộ năng lực của nhân viên.
Tổ chức các khóa đào tạo phù hợp với từng đội ngũ không chỉ giúp nhân viên có lượng kiến thức lớn liên quan đến công việc, mà còn giúp lấp đầy các “lỗ hổng kỹ năng” trong quá trình thực hành của họ.
2. Trao đổi mục tiêu và định hướng của nhân viên
Một tình trạng khá phổ biến trong môi trường công sở hiện nay đó là doanh nghiệp thường tổ chức những chương trình đào tạo cho toàn bộ nhân viên mà không quan tâm nó có phù hợp với từng bộ phận khác nhau hay không.
Ví dụ như tổ chức đào tạo về nhân sự, nhưng nó sẽ không phù hợp với bộ phận marketing. Việc này sẽ gây lãng phí ngân sách cũng như không đáp ứng được nhu cầu công việc của nhân viên.
Để tránh tình trạng này, hãy tổ chức các cuộc họp nhỏ để tìm hiểu định hướng cũng như mong muốn của nhân viên trong tương lai để có một lộ trình thích hợp cho đội ngũ của bạn.
Hoạt động này cũng giúp nâng cao thiện chí doanh nghiệp, cải thiện và gắn kết mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên.
3. Cung cấp nguồn lực và thời gian
Trong thực tế, vẫn tồn tại rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên không hào hứng tham gia những chương trình đào tạo của công ty. Nhiều trong số đó có thể kể đến như: Lo sợ tốn thời gian, thiếu các công cụ hỗ trợ học hỏi, môi trường đào tạo không chuyên nghiệp,…
Vì vậy, hãy tạo nguồn động lực cho nhân viên bằng cách: Hỗ trợ học phí và cung cấp tài liệu, xây dựng môi trường học tập phù hợp, cân bằng thời gian học tập và làm việc, đảm bảo ưu tiên việc học tập trong suốt quá trình đào tạo.
Có thể bạn quan tâm 04 “BÍ KÍP” TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN
4. Nâng cao kỹ năng Đào tạo & Huấn luyện của đội ngũ quản lý
Văn hóa trong một doanh nghiệp xuất phát từ trên xuống, vì thế tầng lớp quản lý có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng cũng như cách nhìn nhận của nhân viên. Họ chính là đầu tàu dẫn dắt và nhân viên cũng có thể học hỏi từ chính hành động của nhà quản lý.
Việc nâng cao kỹ năng đào tạo và huấn luyện cho đội ngũ quản lý cấp trung là điều cần thiết, góp phần thúc đẩy văn hóa học tập trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.
Hãy tìm hiểu làm thế nào để có kỹ năng đào tạo và huấn luyện nhân viên hiệu quả và bắt đầu xây dựng kế hoạch đào tạo cho riêng mình.
Tìm hiểu ngay phương pháp huấn luyện nhân viên chuyên nghiệp tại khoá Coaching Skills For Manager.
5. Đo lường và điều chỉnh
Thường xuyên sử dụng các công cụ test để đo lường mức độ tiếp nhận kiến thức của nhân viên. Thông qua các kiểm tra này, nhà quản lý có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu trong học tập của tổ chức. Từ đây, bắt đầu tạo ra một chiến lược nuôi dưỡng việc học tập hiệu quả và mạnh mẽ cho nhân viên của mình.
Bên cạnh đó, cần theo dõi và quan sát từng nhân viên để hiệu chỉnh kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp hơn.
Một số công cụ hữu ích để đo hiệu quả của hoạt động đào tạo: Mô hình CIPP, Thang đo Bloom, Mô hình Kirkpatrick,…
6. Khuyến khích khả năng sáng tạo của nhân viên
Sáng tạo luôn là yếu tố quyết định thành công của một doanh nghiệp. Việc thay đổi tư duy và luôn đổi mới sáng tạo sẽ giúp nhân viên theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Lắng nghe ý kiến nhân viên, đưa ra những phản hồi tích cực, trao cho họ quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi làm việc của họ,… là những cách hay để khuyến khích khả năng sáng tạo.
Bạn có thể tham khảo thêm: Cách tạo lửa cho nhân viên để bức phá mạnh mẽ trong công việc
7. Tạo thói quen chia sẻ kiến thức để xây dựng văn hoá học tập
Chia sẻ kiến thức là một phần quan trọng trong việc xây dựng một nền văn hóa học tập mạnh mẽ. Hoạt động chia sẻ còn là cơ hội để nhân viên nhận được góp ý từ người khác, nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của bản thân.
Ngoài ra, nếu bạn là một nhà quản lý, bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm về các khóa đào tạo mình đã tham gia hoặc thực hiện, các khó khăn bạn từng gặp phải, mục tiêu học tập của bản thân,… Điều này sẽ giúp nhân viên định hướng cũng như tạo thói quen chia sẻ cho mọi người.
Có thể bạn quan tâm: Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ.
Tạm kết về văn hoá học tập và chia sẻ
Văn hóa học tập và chia sẻ trong doanh nghiệp không phải là một công việc có thể hoàn thành trong một thời gian ngắn, mà nó là cả một quá trình lâu dài và tiếp diễn liên tục. Và VMP Academy sẽ là một trợ thủ đắc lực trên con đường xây dựng văn hóa học tập cho doanh nghiệp của bạn.