Trí Tuệ Cảm Xúc: Chìa Khóa Huấn Luyện Nhân Viên Hiệu Quả

Từ việc hiểu rõ cảm xúc của nhân viên, nhà quản lý sẽ dễ dàng xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và hỗ trợ.

Trí Tuệ Cảm Xúc (EQ) đóng vai trò quan trọng trong quá trình huấn luyện nhân viên. Từ việc hiểu rõ cảm xúc của nhân viên, nhà quản lý sẽ dễ dàng xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và hỗ trợ. 

Bài viết này sẽ khám phá trí tuệ cảm xúc là gì? Và làm sao nâng cao EQ để tăng cường hiệu suất cao trong quá trình huấn luyện nhân viên? Cùng tìm hiểu nhé!

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient) nói đến khả năng nhận diện, quản lý và sử dụng thông tin cảm xúc một cách thông minh và linh hoạt. Đồng thời còn có liên quan đến khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân và đối phương. Cũng như khả năng điều chỉnh. điều hướng cảm xúc để thích ứng với các tình huống khác nhau.

Theo Help Guide, EQ gồm có 04 thành phần chính sau:

  • Nhận biết cảm xúc (Self – awareness): Khả năng nhận diện và hiểu về cảm xúc của bản thân, bao gồm các cảm xúc cụ thể (hạnh phúc, buồn bã, tức giận,…) 
  • Quản lý cảm xúc (Self – management): Bao gồm khả năng kiểm soát và điều hướng cảm xúc tiêu cực, căng thăng hay tức giận để duy trì cảm xúc tích cực
  • Nhận biết cảm xúc của người khác (Social awareness): Là khả năng cảm thông với cảm xúc của người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể, hành động, giọng điệu hoặc các tín hiệu khác.
  • Quản lý mối quan hệ (Relationship management): Khả năng sử dụng thông tin cảm xúc để xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với người khác. Gồm khả năng giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.

5 Biểu hiện của người có EQ cao

Biểu hiện đầu tiên của người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao đó là “không thích than phiền và đổ lỗi”. Bởi vì họ hiểu rằng thay vì tốn thời gian vào đó, thì nên tập trung tìm ra mắt xích rắc rối rồi tập trung giải quyết.

Biểu hiện 2: Bày tỏ quan điểm của bản thân một cách rõ ràng, mạch lạc nhưng vẫn thể hiện thái độ tôn trọng người xung quanh.

Biểu hiện 3: Kiểm soát cảm cảm xúc và không đưa ra những quyết định bốc đồng.

Biểu hiện 4: Luôn chăm chú lắng nghe để nắm rõ ý kiến của đối phương

Biểu hiện 5: Biết cách chia sẻ cảm xúc và xây dựng, duy trì mối quan hệ với người khác.

Tóm lại, người có EQ cao thường sẽ có 5 biểu hiện sau:

  • Không thích phàn nàn hay đổ lỗi
  • Quyết đoán trong giao tiếp
  • Phản biện thay vì phản ứng
  • Lắng nghe chủ động
  • Kỹ năng quan hệ xã hội

EQ là chìa khóa để Coaching hiệu quả

Phân tích năm 2014 của Claudio Fernández-Aráoz đã chỉ ra rằng khi những người được khảo sát thể hiện mình xuất sắc về kinh nghiệm và IQ nhưng có EQ thấp, tỷ lệ thất bại của họ lên tới 25%. Tuy nhiên, những người có trí tuệ cảm xúc cao kết hợp với ít nhất một trong hai yếu tố khác (kinh nghiệm hoặc IQ) thì tỷ lệ chỉ thất bại chỉ ở mức 3% – 4%.

Từ đó chúng ta nhận ra EQ không thể thay thế hoàn toàn cho trí tuệ thông thường (IQ), mà là bổ sung và hoạt động cùng với nó. Và đối với quá trình huấn luyện nhân viên (Coaching), thì EQ đóng vai trò rất lớn trong việc:

  • Cải thiện giao tiếp trong đội nhóm: Bằng cách nâng cao khả năng lắng nghe chủ động và phản hồi một cách nhạy bén hơn. Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường biết cách truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và tôn trọng người khác.
  • Xây dựng môi trường tin tưởng và thoải mái: Khích lệ nhân viên mở lòng và chia sẻ ý kiến, tạo điều kiện cho sự phát triển họ.
  • Khả năng thích ứng: Nâng cao EQ giúp nhân viên thích ứng nhanh chóng với các thay đổi và tình huống khác nhau. Quản lý cảm xúc của mình trong môi trường thay đổi, giúp duy trì sự tập trung và hiệu quả công việc.
  • Xây dựng đội nhóm đồng thuận và tương tác tích cực bằng cách thể hiện sự quan tâm chân thành đến nhân viên. 

Cách nâng cao trí tuệ cảm xúc trong Coaching

Muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc để quá trình huấn luyện nhân viên diễn ra hiệu quả, đầu tiên quản lý cần xác định những mục tiêu và kỹ năng cần thiết như: nhận biết cảm xúc, kỹ năng lắng nghe, quản lý cảm xúc, nâng cao khả năng đồng cảm và cảm thông,…

Sau đó, nhà quản lý nên tiến hành rèn luyện bằng cách:

  • Tự quan sát và ghi chép: Hãy bắt đầu quan sát cách bản thân phản ứng trong các tình huống nhau và ghi lại cảm xúc của mình.
  • Thực hành lắng nghe: Đặt mục tiêu lắng nghe chân thành những gì nhân viên nói trong quá trình coaching (hãy nhớ tập trung vào cảm xúc đang diễn ra)
  • Sử dụng những phương thức phản hồi xây dựng 
  • Tham gia các hoạt động rèn luyện như: đọc sách liên quan, viết nhật ký cảm xúc, phương pháp mediation,…

Tạm kết

Nâng cao trí tuệ cảm xúc không chỉ giúp nâng cao hiệu quả làm việc, mà còn quan trọng đối với đời sống xã hội. Bài viết đã gợi ý những thông tin để nhà quản lý biết cách nhận diện, quản lý và rèn luyện EQ ngay từ hôm nay.

Và nếu bạn còn biết thêm những cách thức hiệu quả khác để nâng cao trí tuệ cảm xúc. Hãy chia sẻ ngay dưới phần bình luận để mọi người cùng tham khảo nhé!