Đào tạo trong công việc từ lâu đã là một trong những hình thức đào tạo phổ biến nhất trong môi trường làm việc. Phương pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nguồn lực, nhưng lại mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực của nhân viên.
Xây dựng một chương trình Đào tạo trong công việc thành công giúp doanh nghiệp tăng khả năng giữ chân các nhân tài của công ty. Nhận thấy được sự đầu tư bài bản của công ty vào mình, các nhân viên sẽ tin tưởng hơn vào cơ hội thăng tiến của bản thân và trung thành với công ty.
Nội dung bài viết:
Đào tạo trong công việc – “Mảnh ghép” cuối cùng tạo nên người nhân viên lành nghề
Đào tạo trong công việc là phương pháp cho phép các nhân viên áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào môi trường làm việc thực tế. Hình thức đào tạo này giúp các doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân viên trung thành, có tay nghề cao cũng như sở hữu một tư duy không ngừng học hỏi.
Phương pháp Đào tạo trong công việc cũng chính là bước cuối cùng của mô hình 70-20-10 trong đào tạo và phát triển năng lực nhân sự. Mô hình nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp này khi nó đóng góp đến 70% kiến thức và kỹ năng của nhân viên.
Triển khai chương trình Đào tạo trong công việc hiệu quả qua 4 bước:
Theo số liệu thống kê từ OfficeVibe, 65% nhân viên mong muốn nhận được phản hồi từ cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Mô hình EDIC được áp dụng sẽ yêu cầu các quản lý tập trung nhiều hơn vào tần suất cũng như hiệu quả của việc phản hồi trong quá trình Đào tạo trong công việc này.
Bước 1: Giải thích (Explain)
Đầu tiên, người quản lý nên giải thích và cung cấp thông tin cho nhân viên về nhiệm vụ của họ. Mục đích của giai đoạn này nhằm giúp nhân viên trả lời được 4 câu hỏi:
- Mục đích của nhiệm vụ là gì?
- Để hoàn thành nhiệm vụ, họ cần làm những gì?
- Khi nào cần làm những công việc đó?
- Làm như thế nào?
Bước đầu tiên này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cả quá trình, đòi hỏi những người quản lý cần thực sự cẩn thận và kiên nhẫn. Khi họ giải thích quá nhanh hay quá mơ hồ, các nhân viên có thể chưa nắm bắt được ý chính và gặp khó trong giai đoạn sau đó của chương trình đào tạo.
Bước 2: Minh hoạ (Demonstrate)
Trong quá trình này, các nhân viên quan sát cách quản lý của mình thực hiện mẫu các công việc cần làm trong quy trình. Nhờ vậy, họ sẽ có một bức tranh tổng quan và hiểu tường tận từng bước để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong trường hợp người quản lý không thể tự làm mẫu các công đoạn trong quy trình, hãy tìm một người khác có thể thực hiện và mời họ trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo này. Quản lý tuyệt đối tránh để lộ “điểm yếu” của bản thân trước mắt nhân viên.
Bước 3: Thực hiện (Implement)
Sau khi trực tiếp quan sát quy trình thực hiện, nhân viên được tự tay thực hành dưới sự giám sát của quản lý. Ở bước này, người quản lý có nhiệm vụ nhắc nhở và chỉnh sửa liên tục những lỗi sai mà nhân viên mắc phải.
Quản lý cần hiểu rằng, ngay cả với những lỗi họ đã chỉ ra, vẫn có khả năng nhân viên sẽ lại mắc phải sai lầm. Do đó, người quản lý cần thật sự kiên nhẫn và cẩn trọng quan sát đến khi thấy nhân viên của mình thực hiện đúng công việc.
Bước 4: Đánh giá (Consolidate)
Bước đánh giá đến sau khi Nhân viên đã thật sự thành thạo nhiệm vụ được giao. Quản lý hãy thực hiện một bài đánh giá tổng quan về nội dung và lợi ích của chương trình Đào tạo trong công việc vừa qua. Cuối cùng, hãy thông báo cho nhân viên về kết quả của quá trình huấn luyện và chúc mừng họ vì đã đủ điều kiện bắt tay vào làm việc cùng các nhân viên khác trong công ty.
Tìm hiểu thêm về 8 phương pháp đào tạo hiệu quả phổ biến nhất trong năm 2021.