Muốn huấn luyện hiệu quả, nhà Quản lý cần trang bị bộ 06 kỹ năng Coaching trong bài viết này. Quan trọng hơn hết là bạn đọc cần vận dụng trực tiếp vào công việc thay vì tham khảo “chỉ để biết”.
Ở bất kỳ hạng mục nào, nếu làm việc với con người, kỹ năng quan trọng nhất vẫn là xây dựng tinh thần hợp tác giữa đôi bên. Trong huấn luyện, nhà Quản lý còn phải dẫn dắt nội dung, điều phối bằng cách đặt đúng câu hỏi và lắng nghe chủ động. Đặc biệt, kỹ năng phản hồi tạo động lực cần được triển khai đúng cách và chuyên nghiệp.
Nội dung bài viết:
Xây dựng sự hợp tác tích cực
Kỹ năng Coaching xây dựng sự hợp tác tích cực giúp đôi bên cởi mở trong buổi huấn luyện, từ đó có thiện cảm với đối phương. Nhà Quản lý nên bắt đầu bằng việc “xã giao” về các chủ đề như thời tiết, trang phục, sức khỏe. Hãy cố gắng “thăm hỏi” để tạo sự gắn kết với Nhân viên. Khi đối phương tương tác, hãy lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm với cử chỉ và nét mặt phù hợp.
Dẫn dắt và điều phối linh hoạt
Về cơ bản, Nhân viên sẽ là người chủ động đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề đang gặp phải trong buổi huấn luyện. Tuy nhiên, nhà Quản lý cũng cần kỹ năng dẫn dắt và điều phối linh hoạt để tiết kiệm thời gian, tập trung tối đa vào việc phát triển năng lực Nhân viên. Sau khi đặt câu hỏi, nhà Quản lý cần dừng lại để đối phương có thời gian suy nghĩ và trình bày. Hãy hỏi lại bằng cách khác nếu chưa có câu trả lời phù hợp. Sau cùng, hãy nhắc lại ý kiến tối ưu nhất của Nhân viên.
Đặt câu hỏi đúng
Hình thức huấn luyện diễn ra theo hai chiều, có nghĩa là nhà Quản lý phải đặt câu hỏi đúng và Nhân viên trình bày giải pháp. Trong bài viết “Kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả trong huấn luyện”, chúng tôi soạn 7 cấu trúc để bạn đọc ứng dụng. Ví dụ, câu hỏi khơi gợi: “Còn gì nữa không?”. Câu hỏi nền tảng: “Bạn đang thực sự muốn gì?”. Câu hỏi học hỏi: “Điều gì trong cuộc trò chuyện này có ích nhất đối với bạn?”. Đây là kỹ năng huấn luyện nhân viên không thể thiếu.
Lắng nghe chủ động
Khi câu hỏi được đưa ra, nhà Quản lý cần kỹ năng Coaching lắng nghe chủ động để thu thập thông tin và thể hiện sự tôn trọng. Đầu tiên, hãy bắt đầu từ tâm thức của nhà Quản lý bằng việc thực tâm muốn nghe và ghi nhận mọi ý kiến từ Nhân viên. Kết hợp với đó là phi ngôn từ (mắt, miệng, đầu, cơ mặt) phải thể hiện được tinh thần lắng nghe. Sau đó, hãy xác nhận lại hoặc hỏi thêm các thông tin quan trọng để tiếp tục lắng nghe.
Phân tích và trình bày thuyết phục
Sau khi đã thu thập được nhiều giải pháp từ Nhân viên, nhà Quản lý cần chủ động phân tích và trình bày thuyết phục để điều hướng kế hoạch hành động phù hợp với công việc. Lý do là không phải tất cả ý kiến từ Nhân viên đều phù hợp với mục tiêu chung của đội nhóm và Doanh nghiệp. Đầu tiên, nhà Quản lý cần tóm lược lại thông tin, từ đó đề xuất ý kiến tối ưu và giải thích cách thực hiện phù hợp. Quan trọng hơn hết là nêu được lợi ích của giải pháp đó để đề nghị bước tiếp theo.
Phản hồi và tạo động lực hiệu quả
Trong quá trình thực thi kế hoạch hành động sau buổi huấn luyện, Nhân viên vẫn có thể mắc sai sót. Khi đó, nhà Quản lý cần có kỹ năng Coaching – phản hồi và tạo động lực hiệu quả. Một trong những nguyên tắc quan trọng khi phản hồi là FAST – chúng tôi đã soạn thành bài viết chuyên sâu. Cần phản hồi như thế nào? Nhà Quản lý có thể dùng mô hình AID, KFDB, SBI hoặc Sandwich – Các nội dung này thuộc khóa “Coaching Skills For Managers”.
Bài viết nên đọc thêm: 04 “TUYỆT CHIÊU” ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN DÀNH CHO QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP