MUỐN THÀNH NHÀ GIÁM SÁT GIỎI, ĐỪNG QUÊN 3 KỸ NĂNG CẦN THIẾT NÀY

Muốn trở thành một Nhà giám sát – Supervisor giỏi là việc không phải ai cũng có thể làm được, phải hội tụ đầy đủ yếu tố chuyên môn lẫn các kỹ năng cần thiết. Sau đây, hãy cùng với VMP tìm hiểu 3 kỹ năng cần thiết để bạn trở thành nhà giám sát tài giỏi hơn ở vị trí này.

Kỹ năng sắp xếp công việc

Đôi khi đội ngũ phải đối mặt với hoàn cảnh phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, điều này có thể gây áp lực và dẫn đến quá tải cho nhân viên cũng như chính bạn. Với vai trò của mình, Supervisor phải nhận thức được và sắp xếp những nhiệm vụ cần ưu tiên xử lý. Với kỹ năng cần thiết này, nhà giám sát có thể sắp xếp được thứ tự công việc sẽ giúp nhà quản lý dễ điều phối hơn và giảm tải áp lực cho đội ngũ.

kỹ năng cần thiết cho nhà giám sát
Sắp xếp công việc khoa học giúp giảm áp lực cho nhà giám sát cũng như tập thể

Khi sắp xếp được công việc cần phải tìm đúng người phù hợp. Bởi vì mỗi quyết định nhân sự bạn đưa ra đều được các thành viên xem như “tài liệu tham khảo”. Chính vì vậy, nhà giám sát khi chọn người phải cân nhắc tới yếu tố dư luận trước. Một giám sát giỏi vừa biết sắp xếp công việc vừa chọn đúng người thực hiện.

Trên thực tế, nhiều nhà giám sát thường chọn các nhân viên có kinh nghiệm để xử lý những công việc ưu tiên và có tính quan trọng. Tuy nhiên làm như vậy khiến nhà giám sát hạn chế khả năng phát triển của người mới. Số năm làm việc chỉ góp một phần nhỏ, hiểu được năng lực và đặc thù công việc mới là yếu tố quyết định.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc cá nhân

Trong môi trường làm việc, Supervisor cần duy trì tính chuyên nghiệp và không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng. Kỹ năng cần thiết này sẽ giúp nhà giám sát tránh những đánh giá hoặc quyết định dựa vào góc nhìn chủ quan của bản thân.

kỹ năng cần thiết cho nhà giám sát
KIểm soát cảm xúc tốt giúp ta có cái nhìn khách quan sự việc

Trên thực tế nhiều nhà giám sát không rạch ròi để chuyện cá nhân ảnh hưởng đến khả năng xử lý và đánh giá công việc. Do đó, Supervisor cần phải phân định những chuyên tư và công một cách rõ ràng, dứt khoát. Có một sự đánh giá dựa trên sự việc và cái nhìn khách quan mới là một nhà giám sát giỏi. Kiềm chế cảm xúc là một loại kỹ năng cần thiết cho một nhà giám sát hoạt động, cách làm việc của nhân viên

Kỹ năng đào tạo và huấn luyện

Hãy hình dung, việc bạn giám sát và phát hiện ra những sai sót của nhân viên nhưng không đưa ra giải pháp hoặc thiếu phản hồi với họ. Như vậy sai sót vẫn tiếp diễn và theo thời gian lỗi càng nghiêm trọng hơn.

Là một nhà giám sát cần phải đi đôi với công tác đào tạo và huấn luyện. Đừng chỉ trông chờ vào phòng đào tạo hay nhân sự. Điều đó chỉ thể hiện nhà giám sát bị động trong việc sửa chữa sai sót cho nhân viên. Và bạn cần hiểu rõ sự khác nhau giữa đào tạo và huấn luyện

Đào tạo – Training

kỹ năng cần thiết cho nhà giám sát
Training tập trung truyền tải nội dung chương trình đến người học

Khái niệm:

Training dùng để chỉ việc cần trang bị thêm kiến thức, nâng cao và rèn luyện kỹ năng đã có sẵn. Training thường được tổ chức khi đơn vị mới tuyển nhân viên hoặc là 1 dự án nào đó có sự thay đổi so với ban đầu.

Lý do tại sao:

Việc Training là cần thiết cho doanh nghiệp để cung cấp kiến thức và có được một đội ngũ nhân viên chất lượng cũng như nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Qua đó cũng là một công cụ giúp sàng lọc nhân viên, nhận biết được khả năng và trình độ của từng nhân viên.

Phương pháp đào tạo:

Training là hoạt động tập trung và nội dung (content) và kỹ năng sử dụng chủ yếu là giảng dạy (telling) cho người khác về một việc nào đó. Training tập trung vào nội dung chuyển tải tới người học, chương trình đó dạy về những nội dung nào? nội dung đó dạy bằng cách nào

Ví dụ:

Bạn chưa biết gì về Toán lớp 9 thì sẽ không biết bắt đầu thế nào thì bạn cần Training kiến thức Toán lớp 9 để thi đậu

Bạn chưa biết cách Training hiệu quả hãy click vào: https://www.daotaogiangvien.vn/

Huấn luyện – Coaching

Coaching tạo động lực làm việc thông qua phản hồi

Khái niệm:

Coaching hay còn được gọi là huấn luyện, diễn tả sự hợp tác giữa người huấn luyện và người được huấn luyện trong một quá trình làm việc chung với nhau một cách sáng tạo và thúc đẩy suy nghĩ. Huấn luyện có thể tạo động lực giúp tối đa hóa những tiềm năng cá nhân và làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.

Lý do tại sao:

Khác một chút so với đào tạo, huấn luyện giúp nâng cao kĩ năng còn thiếu sót của cá nhân. Xác định mục tiêu mình muốn đạt được và thiết lập kế hoạch hiện thực hóa mục tiêu. Phá vỡ giới hạn của bản thân.

Phương pháp đào tạo:

Coaching tập trung vào quy trình, bước nào có vấn đề, giải quyết vấn đề đó như thế nào để hiệu quả. Coaching là hoạt động tập trung và kỹ năng lắng nghe (listening), mục tiêu của coaching là định vị vấn đề người học gặp phải từ đó đưa ra cách để đạt mục tiêu hướng đến hơn.

Ví dụ:

Bạn đã biết về Toán lớp 9 cơ bản, nhưng bạn muốn thi Học sinh giỏi Toán lớp 9, bạn cần coaching hơn về phương pháp học tập, chiến lược học tập để việc học ôn hiệu quả hơn, đó là coaching

Nếu bạn vẫn chưa thể kết hợp công việc giám sát của mình và huấn luyện hãy tham khảo chương trình này: https://coachingskills.vn/eight-skill-coaching-for-managers/

Điểm chung của cả hai là ứng dụng bên nào vẫn cần sự chia sẻ kinh nghiệm và chỉ dẫn, gợi mở các phương án xử lý hoặc cung cấp kiến thức qua các buổi 1:1. Đừng so đo nghĩ rằng những điều bạn chia sẻ với nhân viên thì họ vượt trội, giỏi hơn mình. Chính thành tích, kết quả của nhân viên là thước đó đánh giá sự thành công của Supervisor.

Trước khi đào tạo hãy dựa trên tình hình thực tế để nhà giám sát lựa chọn hình thức huấn luyện phù hợp, thông thường các buổi 1;1 sẽ hiệu quả hơn là tập thể. Bởi vì các buổi huấn luyện 1:1, khi chỉ dẫn nhân viên sẽ mang lại cảm giác riêng tư, không bị chỉ trích.

Nếu như quá bận rộn không thể huấn luyện từng người, Supervisor có thể tổ chức làm tập thể. Nhưng việc tổ chức cần có sự đầu tư và người giám sát cần phải có những kỹ năng để thúc đẩy, khuyến khích nhân viên phát biểu. Tuyệt đối đừng ngồi thao giảng từ đầu đến cuối, điều đó chỉ khiến nhân viên có ác cảm và không còn muốn tham gia. Hãy trau dồi thêm cho mình kỹ năng điều phối cuộc họp và thuyết trình đám đông để có thể truyền đạt một cách hiệu quả.

Trên đây là một số kỹ năng cần thiết cho nhà giám sát có thể mang lại sự khác biệt trong phong cách làm việc của mình!