Phong Cách Lãnh Đạo Dân Chủ Và 5 Lưu Ý Dành Cho Quản Lý

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ luôn hướng đến việc xây dựng môi trường làm việc tích cực. Cũng như sự cam kết của nhân viên đối với công việc của mình. 

Vậy phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Đâu là những đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo này? Và làm sao để các quản lý có thể ứng dụng phong cách lãnh đạo này một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu tất cả tại bài viết này bạn nhé!

Khái niệm phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership Style) được định nghĩa rằng các quyết định sẽ được đưa ra với sự tham gia của toàn bộ thành viên trong đội nhóm, tổ chức. Và dựa trên nguyên tắc “mọi người đều có quyền tham gia vào việc thể hiện ý kiến và đưa ra quyết định”.

Nghe thì có vẻ giống với phong cách lãnh đạo tự do. Tuy nhiên điều tạo nên sự khác biệt giữa hai phong cách này chính là yếu tố đồng thuận. Phong cách dân chủ hướng đến việc xây dựng sự đồng thuận và cam kết từ tất cả thành viên. Và tạo điều kiện cho nhân viên liên tục đóng góp trong việc tạo ra các giải pháp mới.

Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo này chính là hoạt động “TGAF (Thank God It’s Almost Friday)” của Google. Tại trụ sở chính Googleplex sẽ luôn có một buổi họp vào mỗi thứ năm hàng tuần để các nhà sáng lập của họ cùng các nhân viên thảo luận và đóng góp các ý tưởng mới về doanh nghiệp của mình.

Tóm lại, phong cách lãnh đạo này được hiểu là:

  • Các quyết định được đưa ra dựa trên tất cả ý kiến của đội nhóm
  • Mọi người đều có quyền thể hiện ý kiến và đưa ra quyết định

Đặc điểm phong cách lãnh đạo dân chủ

Một số đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo dân chủ đó là: Nhà quản lý có phong cách lãnh đạo này sẽ biết cách tôn trọng ý kiến của mọi người và họ tin rằng sự đa dạng về quan điểm sẽ tạo ra những quyết định tốt hơn. Từ đó tạo ra môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo, hợp tác giữa các thành viên.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:

  • Tạo môi trường làm việc tích cực
  • Gia tăng trải nghiệm nhân viên
  • Khuyến khích mọi người tham gia vào công việc chung
  • Khuyến khích sự sáng tạo
  • Tăng cường sự cam kết

Tuy có rất nhiều lợi ích, thế nhưng phong cách lãnh đạo này vẫn sẽ có những yếu điểm nhất định:

  • Việc đưa ra quyết định dựa trên sự tham gia của mọi người có thể sẽ làm mất nhiều thời gian hơn so với từ cấp trên xuống dưới. 
  • Những quan điểm riêng biệt sẽ khiến cho quá trình thống nhất ý kiến trở nên vô cùng khó khăn. Điều này dễ gây nên mâu thuẫn và xung đột trong đội nhóm.
  • Phong cách này sẽ không phù hợp trong những tình huống khẩn cấp đòi hỏi sự quyết đoán.
  • Gây khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý khi mọi người đều có quyền tham gia vào quá trình quyết định.

Tóm lại, phong cách lãnh đạo này có 4 đặc điểm chính:

  • Tôn trọng ý kiến 
  • Tạo môi trường làm việc tích cực
  • Khuyến khích sự sáng tạo
  • Khuyến khích sự hợp tác

5 Lưu ý khi ứng dụng phong cách lãnh đạo dân chủ

Một là không phải phong cách lãnh đạo nào cũng phù hợp với mọi doanh nghiệp hoặc đội nhóm. Mỗi nhà quản lý cần xem xét kỹ lưỡng để xác định phong cách lãnh đạo dân chủ có đang phù hợp với văn hóa, mục tiêu và cấu trúc của tổ chức hay không.

Hai là việc hiểu rõ kỳ vọng của nhân viên sẽ giúp quản lý xây dựng môi trường hiệu quả. Nơi mọi người được đáp ứng kỳ vọng, tôn trọng và công nhận. Thế nên nhà quản lý cần xác định rõ ràng kỳ vọng và đảm bảo rằng nhân viên hiểu rõ các trách nhiệm, quyền lợi của họ.

Ba là quản lý nên biết cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người. Thế nên việc nâng cao các kỹ năng lắng nghe và phản hồi xây dựng để có thể ứng dụng tốt phong cách này.

Bốn là không phải thành viên nào cũng sẵn sàng chia sẻ về quan điểm và ý kiến của mình. Thế nên việc xây dựng thói quen chia sẻ là điều cần thiết để xây dựng môi trường dân chủ.

Năm là giúp nhân viên tự làm chủ trên chính công việc của mình là một trong những mục tiêu chính của phong cách lãnh đạo . Thế nên các quản lý cần hỗ trợ và tạo ra nhiều cơ hội để nhân viên phát triển kỹ năng tự quản lý công việc của mình.

Tóm lại, có 5 lưu ý giúp quản lý ứng dụng tốt phong cách này đó là:

  • Xem xét tính phù hợp
  • Xác định kỳ vọng nhân viên
  • Tôn trọng và lắng nghe ý kiến
  • Khuyến khích nhân viên tham gia thảo luận
  • Hỗ trợ nhân viên làm chủ trong công việc

Tạm kết

Có thể nói phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ phát huy rất nhiều lợi ích khi được đặt ở đúng nơi – đúng chỗ. Coaching Skills tin rằng bài viết này sẽ giúp các quản lý hiểu thêm về phong cách lãnh đạo này. Từ đó dễ dàng linh hoạt sử dụng các phong cách để phù hợp với từng bối cảnh cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *