4 LƯU Ý ĐỂ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ HƠN | Golden Gate x VMP Academy

Để vận hành và phát triển đội ngũ thì huấn luyện là nhiệm vụ quan trọng của một nhà quản lý. Tuy nhiên, dù kiến thức và kỹ năng chuyên môn của bạn có giỏi tới đâu đi nữa nhưng nhân viên vẫn không thể hoàn thành công việc thì mọi sự cố gắng của bạn cũng bằng 0. Nắm giữ 4 bí kíp gia tăng năng lực và động lực để việc huấn luyện nhân viên trở nên hiệu quả hơn nhé!

Nội dung được chia sẻ từ khóa học Coaching Skills for Manager được thiết kế dành riêng cho Golden Gate diễn ra vào ngày 14-15/03/2022.

1. Đừng quá khắt khe 

luu-y-1
Chỉ đạo công việc trên tinh thần xây dựng để nhân viên không bị áp lực

Như một đứa trẻ tập chạy xe đạp, nó sẽ dễ dàng “bỏ cuộc” khi bị ngã quá nhiều. Nhân viên của bạn cũng vậy, khi không có năng lực và động lực làm việc, họ sẽ “bỏ việc”. Lúc này, người quản lý cần phát huy tối đa vai trò huấn luyện của mình. Hãy chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể chi tiết các công việc để nhân viên có thể nắm và làm theo. Bạn có thể áp dụng phương pháp chỉ đạo công việc bằng 5 bước theo mô hình ORDER như sau để việc huấn luyện hiệu quả hơn:

  • Bước 1: Objective: Hãy đưa ra mục tiêu mỗi ngày bằng mô hình S.M.A.R.T để có những tiêu chí “vừa tầm, vừa sức” với nhân viên của bạn
  • Bước 2: Ready: Xác nhận nhân viên đã sẵn sàng làm công việc này hay chưa. Mức độ năng lực, mong muốn của họ như thế nào để lên kế hoạch huấn luyện tiếp theo
  • Bước 3: Direction: Hướng dẫn công việc bằng các bước cụ thể để dễ dàng hình dung. 
  • Bước 4: Execute: Cho nhân viên thực hiện lại để biết cách làm
  • Bước 5: Review: Đánh giá xem nhân viên thực hiện tốt chưa, có đạt mục tiêu không, nếu không thì phải thực hiện lại bước hướng dẫn 

Lưu ý, người quản lý nên chỉ đạo công việc trên tinh thần góp ý và xây dựng, không nên quá khắt khe để tránh gây áp lực với nhân viên, tâm lý thoải mái thì mới dễ dàng làm việc được.

2. Theo sát nhân viên khi huấn luyện nhân viên 

luu-y-2
Giúp nhân viên chỉ ra những lỗi sai để họ sửa đổi liên tục

Khi nhân viên đã có động lực, việc tiếp theo người quản lý cần làm đó là nâng cao năng lực cho họ. Hãy thực hiện huấn luyện nhân viên dựa trên công việc thực tế, bám sát quá trình học và thực hành giúp họ dễ dàng bắt nhịp và làm tốt công việc ngay lập tức. Áp dụng phương pháp kèm cặp với mô hình EDIC qua 4 bước: 

  • Bước 1: Explain: Người quản lý cần giải thích về mục đích, lý do, thời gian, quy trình thực hiện. Lưu ý, nên nói chậm rãi, từng ý một để nhân viên hiểu rõ công việc hơn
  • Bước 2: Demonstrate: Làm mẫu bằng ví dụ cụ thể, giải thích cách thực hiện, đồng thời chỉ ra những điểm cần lưu ý, tiêu chí đánh giá của công việc. Sau đó để nhân viên đặt câu hỏi và người quản lý giải thích, chia sẻ kinh nghiệm.
  • Bước 3: Implement: Cho nhân viên thực hành để có cơ hội vận dụng, tìm tòi, sáng tạo trong công việc. 
  • Bước 4: Consolidate: đánh giá tổng quan hiệu quả công việc của nhân viên, đúc rút những điểm đã làm tốt, chưa làm tốt để họ có kế hoạch cải thiện trong tương lai.

Vì năng lực còn thấp nên người quản lý cần theo sát nhân viên, giúp họ chỉ ra những lỗi sai để sửa đổi liên tục. Đồng thời, việc này sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh của nhân họ nhằm có kế hoạch phát triển, khai thác tiềm năng nâng cao hiệu quả công việc.

3. Luôn tạo tạo động lực cho nhân viên

huan-luyen-bang-cach-tao-dong-luc
Luôn hỗ trợ nhân viên để tạo động lực cho họ

Nhân viên có năng lực nhưng vẫn sẽ có những lúc mất động lực làm việc, có thể vì lý do cá nhân, đồng nghiệp, hay đơn giản là không muốn làm nữa. Lúc này người quản lý phải tìm hiểu những vấn đề, nỗi lo mà họ đang gặp phải để hỗ trợ ngay lập tức. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, động viên từ đó gia tăng động lực làm việc. Hãy áp dụng phương pháp hỗ trợ với mô hình 4P qua 4 bước sau:

  • Bước 1: Position: Xác định vị trí, chức vụ hiện tại của nhân viên
  • Bước 2: Problem: Tìm hiểu những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải 
  • Bước 3: Possibilities: Xem xét khả năng hoàn thành công việc, năng lực của nhân viên đó tới đâu
  • Bước 4: Plan: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhân viên giải quyết vấn đề

4. Hãy trao quyền 

hay-trao-quyen-de-huan-luyen
Trao quyên để nhân viên có cơ hội phát triển

Với nhân viên đã có năng lực và động lực, người quản lý nên sử dụng phương pháp trao quyền vì lúc này họ đang mong muốn và khao khát được làm việc hơn bao giờ hết. Hãy áp dụng mô hình T.GROW để nâng cao mức độ huấn luyện nhân viên qua 4 bước sau:

  • Bước 1: Topic: Xác định chủ đề huấn luyện dựa trên mong muốn của nhân viên và định hướng công ty
  • Bước 2: Goal: Thiết lập mục tiêu ngắn hạn và trung hạn để có kế hoạch hành động và phát triển lâu dài
  • Bước 3: Reality: Xem xét kiến thức, kỹ năng, vị trí hiện tại nhân viên có liên quan tới mục tiêu hay không
  • Bước 4: Option: Đưa ra những phương án thực hiện để nhân viên có sự lựa chọn chủ động
  • Bước 5: Will: Đưa ra những kế hoạch hành động tiếp theo

Tạm kết về 4 lưu ý để huấn luyện nhân viên hiệu quả

Huấn luyện hiệu quả hay không đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức, thời gian, chính vì thế các nhà quản lý cần kiên nhẫn và thực hiện một cách tích cực. Lưu ý rằng không nên áp dụng một phương pháp huấn luyện cho toàn bộ nhân viên mà hãy lựa chọn cái phù hợp nhất để gia tăng năng lực, động lực cho họ, việc này sẽ giúp kết quả công việc được đảm bảo và tinh thần đội nhóm gắn kết.

Trải qua 2 ngày với Coaching Skills For Manager, VMP tin rằng những kiến thức từ khóa học sẽ giúp ích cho công tác huấn luyện nhân viên của các anh/chị quản lý tại Golden Gate.