Coaching nhân viên vừa tốn thời gian, vừa không mang lại hiệu quả. Mỗi lần huấn luyện xong, nhân viên mất động lực, khoảng cách giữa quản lý và nhân viên càng thêm cách xa. Có bao giờ bạn rơi vào các lầm tưởng về huấn luyện như vậy chưa? Huấn luyện có thực sự tệ hại như vậy không? Bài viết này sẽ giúp bạn điểm qua 07 sự thật về huấn luyện nhân viên. Cùng xem nhé!
Nội dung bài viết:
1. Huấn luyện nhân viên là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý
Hầu hết các nhà quản lý chỉ tập trung vào việc giám sát nhân viên để họ hoàn thành các công việc đúng hạn định mà quên đi nhiệm vụ không kém quan trọng đó là đào tạo, coaching nhân viên.
Sự thật là huấn luyện đúng cách sẽ giúp tăng năng – động lực làm việc của nhân viên. Và đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp nhà quản lý trở nên bền vững: Hoàn thành xuất sắc mục tiêu hiện tại và dẫn dắt đội nhóm chinh phục các mục tiêu cao hơn trong tương lai.
2. Đây là công việc hàng ngày
Đa số những nhà quản lý đến với khóa Coaching Skills For Manager đều thừa nhận rằng họ dành rất ít thời gian để huấn luyện nhân viên. Thậm chí có người chỉ dành chưa đến 30 phút/1 tháng để huấn luyện. Việc này không hề mang lại hiệu quả, ngược lại còn hao phí thời gian đôi bên và có thể khiến nhân viên mất động lực.
Huấn luyện nên được thực hiện hàng ngày. Chỉ cần 10 phút với nhân viên, bạn đã có thể giúp họ tìm ra cách làm tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Các phương pháp huấn luyện hiệu quả, bạn có thể tham khảo tại đây.
3. Huấn luyện nhân viên là công việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất
Nếu như hiền tài là nguyên khí của quốc gia thì nhân viên giỏi sẽ là nguyên khí của doanh nghiệp. Và nhà quản lý đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra các nhân viên xuất sắc trong tổ chức, thông qua việc huấn luyện đúng cách.
Theo số liệu thống kê, huấn luyện nhân viên trên công việc mang đến 70% hiệu quả so với việc đào tạo trên lớp (chỉ mang lại 10% hiệu quả). Tập trung vào coaching giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu “sếp nhàn, nhân viên giỏi”. Bởi khi nhân viên có năng lực và động lực làm việc, họ chắc chắn sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Người quản lý lúc này chỉ cần tập trung hoàn thành các mục tiêu cao hơn do cấp trên giao phó.
4. Huấn luyện giúp thay đổi thái độ nhân viên
Trong đội nhóm quản lý sẽ không tránh khỏi có những nhân viên có thái độ không tốt, không cầu thị trong công việc, làm việc gì cũng ì ạch, chậm trễ. Và huấn luyện là “liều thuốc” tốt nhất giúp thay đổi thái độ nhân viên.
Cụ thể, trước khi huấn luyện, quản lý sẽ phân loại nhân viên thành 04 nhóm theo mô hình CoMo (viết tắt của Competencies và Motivations) hay còn gọi là tứ đồ lãnh đạo. Sau đó lựa chọn phương pháp huấn luyện phù hợp cho từng loại nhân viên.
Mỗi nhóm nhân viên sẽ có yếu tố động viên khác nhau, nhà quản lý phải tìm ra được động lực thực sự của nhân viên là gì, từ đó kết hợp với huấn luyện đúng cách để cho ra kết quả cao nhất. Bạn có thể tham khảo thêm 05 cách mà nhà quản lý tạo động lực cho nhân viên.
5. Đây là cơ sở tạo sự gắn bó giữa nhà quản lý và nhân viên
Trong quá trình giúp nhân viên nâng cao năng – động lực, nhà quản lý đã và đang kết thêm sợi dây gắn với nhân viên. Một khi nhân viên áp dụng những kiến thức, kỹ năng do quản lý truyền đạt, họ tạo ra kết quả tích cực, niềm tin đối với quản lý ngày càng tăng. Việc huấn luyện cũng vì thế mà trở nên dễ dàng hơn khi đôi bên đã có sự tin tưởng lẫn nhau.
Không ngoa khi nói huấn luyện là cơ sở tạo nên sự gắn bó giữa nhà quản lý và nhân viên. Trên con đường phát triển bền vững của mình, nhà quản lý phải tạo ra càng nhiều “bản sao” của chính bản thân mình càng tốt. Có như vậy, đội nhóm mới đồng nhất về tư duy, luôn hướng về mục tiêu chung và tương đồng trong cách làm việc. Khi cách suy nghĩ càng giống nhau, sự gắn kết giữa quản lý và nhân viên càng được nhân lên gấp bội.
6. Giúp nhân viên phát triển cũng là đang giúp chính mình
Trong quá trình huấn luyện, quản lý phải luôn cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới để truyền đạt cho nhân viên. Mục đích là để nhân viên làm việc tạo ra kết quả tốt nhất. Khi ấy, nhà quản lý cũng đang tự mình học hỏi, nâng cấp bản thân để trở thành phiên bản hoàn hảo hơn để nhân viên kính trọng và noi theo.
Hơn nữa, theo tháp mức độ ghi nhớ, khi chia sẻ, dạy lại, người học sẽ gặt hái được 90% kiến thức. Quản lý liên tục chia sẻ kiến thức cho nhân viên cũng là việc tự ôn bài cho chính mình. Kiến thức càng được chia sẻ nhiều, càng trở nên nhuần nhuyễn. Các kỹ năng về giao tiếp, trình bày cũng được rèn dũa một cách tự nhiên. Bạn sẽ bất ngờ với sự thay đổi của chính bản thân mình sau thời gian dài huấn luyện đấy!
7. Đây là dịp để bạn động viên nhân viên
Trong các bước coaching nhân viên, có bước nhà quản lý phải phản hồi tạo động lực cho nhân viên. Đây chính là dịp để bạn bày tỏ ý khen, chê hoặc đơn giản là động viên để cấp dưới làm việc tốt hơn. Có một số công thức phản hồi tạo động lực KFDB, AID, Hamburger…
Động viên đúng cách giúp tăng sự gắn kết giữa quản lý và cấp dưới. Khen, ghi nhận những nỗ lực mà nhân viên đạt được giúp họ có thêm động lực để cố gắng. Hình ảnh cấp trên trong mắt nhân viên cũng được “đánh bóng” hơn với danh hiệu biết quan tâm nhân viên, dù cho là nỗ lực nhỏ nhất.
Tạm kết về 07 sự thật về huấn luyện nhân viên bạn không thể bỏ qua
Trên đây là 07 sự thật về huấn luyện nhân viên. Bạn đã từng lầm tưởng, không sao, quan trọng là bạn đã tìm thấy sự thật tại bài viết này.
Đừng quên follow coachingskills.vn để cập nhật các bài viết mới nhất về chủ đề coaching bạn nhé. Chúng tôi có tất tần tật những thứ bạn cần để coaching nhân viên tốt hơn.